+Aa-
    Zalo

    Quá trình xét thăng hạng giáo viên, có tính thời gian làm giáo viên hợp đồng?

    (ĐS&PL) - Điều kiện, thủ tục thăng hạng giáo viên là vấn đề được nhiều thầy cô giáo quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các giáo viên. Tuy vậy để đủ điều kiện được xét thăng hạng cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc. Trong đó có vấn đề thời gian làm giáo viên hợp động có được tính vào trong quá trình làm hồ sơ xét thăng hạng không?

    Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 7/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Nghị định này quy định viên chức (trong đó có giáo viên) đạt các tiêu chuẩn, điều kiện sẽ được thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng cao hơn liền kề.

    Để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên thì giáo viên phải đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định pháp luật, trong đó, có tiêu chuẩn về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên. Cụ thể:

    Nguyên tắc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

    Theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP, Điều 31 Căn cứ, nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sửa đổi như sau:

    "1. Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.

    3. Kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật."

    cg2a1554 2 1661143278 1158 1691151185
    Giáo viên thời gian dạy hợp đồng vẫn có thể được cộng dồn khi làm hồ sơ xét thăng hạng. Ảnh: VNE

    Tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 32 của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP như sau:

    "Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

    1. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;

    b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

    c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;

    d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.

    qua trinh xet thang hang giao vien co tinh thoi gian lam giao vien hop dong0
    Thăng hạng giáo viên cần đảm bảo điều kiện thời gian công tác. Ảnh minh họa.

    Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

    Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

    2. Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.

    Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ. Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Đối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.”.

    Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, nếu trước khi được xét thăng hạng, giáo viên làm việc theo hợp đồng nhưng đảm bảo các điều kiện sau thì vẫn được cộng dồn thời gian để làm hồ sơ xét thăng hạng, cụ thể:

    • Đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo đúng quy định của Luật BHXH
    • Làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn)
    • Thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp giáo viên

    Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về thời gian giữ hạng dưới liền kề so với hạng chức danh được xét thăng hạng.

    Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng giáo viên được căn cứ tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT:

    1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

    2. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

    3. Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.

    4. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    Đáng chú ý, khoản 2 Điều 40 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, trường hợp cơ quan, đơn vị có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng đã được phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:

    - Viên chức có thành tích cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận;

    - Viên chức là nữ;

    - Viên chức là người dân tộc thiểu số;

    - Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

    - Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.

    Bảo An 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/qua-trinh-xet-thang-hang-giao-vien-co-tinh-thoi-gian-lam-giao-vien-hop-dong-a604668.html
    Vụ phụ huynh hành hung giáo viên ngay giữa trường ở Đồng Tháp: Hé lộ nguyên nhân

    Vụ phụ huynh hành hung giáo viên ngay giữa trường ở Đồng Tháp: Hé lộ nguyên nhân

    Lãnh đạo UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đang xác minh vụ một nữ giáo viên Trường THCS Mỹ An (xã Mỹ An, huyện Tháp Mười) bị phụ huynh học sinh hành hung giữa sân trường trước các học sinh và sự can ngăn của các cán bộ giáo viên trong trường. Được biết trước đó nữ giáo viên này đã đánh học sinh do không thuộc bài.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vụ phụ huynh hành hung giáo viên ngay giữa trường ở Đồng Tháp: Hé lộ nguyên nhân

    Vụ phụ huynh hành hung giáo viên ngay giữa trường ở Đồng Tháp: Hé lộ nguyên nhân

    Lãnh đạo UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đang xác minh vụ một nữ giáo viên Trường THCS Mỹ An (xã Mỹ An, huyện Tháp Mười) bị phụ huynh học sinh hành hung giữa sân trường trước các học sinh và sự can ngăn của các cán bộ giáo viên trong trường. Được biết trước đó nữ giáo viên này đã đánh học sinh do không thuộc bài.