+Aa-
    Zalo

    PV GAS triển khai cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Là đơn vị đầu tiên của Việt Nam chính thức triển khai cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp từ 15/3. Phục vụ cho mô hình kinh doanh tích hợp LPG/CNG/LNG, mang đến cho khách hàng lựa chọn đa dạng về sản phẩm, linh hoạt nguồn cung và chất lượng, giá cả cạnh tranh.

    Ngày 05/03/2024, đại diện phía Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, đơn vị này sẽ chính thức triển khai cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG - Liquefied Natural Gas), phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp kể từ ngày 15/03/2024.

    pv gas tien phong trong dich vu cung cap khi thien nhien hoa long lng tai viet nam
    Địa điểm tích trữ khí hóa lỏng tự nhiên của PV GAS sẽ đặt ở khu Thị Vải

    Là đơn vị tiên phong chính thức phân phối LNG phục vụ sản xuất công nghiệp, giảm tải chi phí cho các doanh nghiệp.

    So với khí gas, nguồn khí LNG dồi dào hơn, số lần phải tiếp thêm nhiên liệu thấp hơn. Quan trọng nhất, LNG rất thân thiện với môi trường. Loại khí này đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới như: Anh, Mỹ, Nhật Bản…

    Trong tương lai, LNG hứa hẹn sẽ có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều các quốc gia trong đó có Việt Nam. LNG là nguồn năng lượng quan trọng của tương lai, nguồn năng lượng chính của nền công nghiệp sạch.

    LNG được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp như: các nhà máy điện, các khu công nghiệp - khu đô thị. Bên cạnh đó, LNG cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành vận tải như: ô tô, tàu biển, tàu hỏa, xe vận tải hạng nặng…

    Ngoài ra, LNG cũng được sử dụng làm nguồn năng lượng sạch cho các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo…

    Tuy nhiên, để khai thác và sử dụng được loại khí LNG này, các quốc gia phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc, phương tiện vận chuyển… Điều này khiến cho nhiều nước phát triển LNG một cách khá dè dặt.

    Năm 2023, PV GAS có doanh thu đạt 116.000 tỷ đồng, tương đương hơn 10% doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 14.400 tỷ đồng, bằng 177% kế hoạch, đóng góp vào ngân sách Nhà nước hơn 6.200 tỷ đồng. Trong năm 2023, sản lượng kinh doanh LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) của PV GAS đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2022, đáp ứng 70% thị phần LPG cả nước.

    Được biết, phía công ty sẽ thiết lập hệ thống bể chứa tại khu Thị Vải, cố gắng duy trì nguồn cung ổn định cho nền công nghiệp Việt.

    Hoa Hồng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pv-gas-trien-khai-cung-cap-khi-thien-nhien-hoa-long-lng-tai-viet-nam-a613249.html
    Tổng Giám đốc Phạm Văn Phong: PV GAS đoàn kết phát huy tối đa tiềm lực, đa dạng hóa trong mô hình kinh doanh mới

    Tổng Giám đốc Phạm Văn Phong: PV GAS đoàn kết phát huy tối đa tiềm lực, đa dạng hóa trong mô hình kinh doanh mới

    Tại Hội nghị Người lao động Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa qua, ông Phạm Văn Phong - Tổng Giám đốc PV GAS đặc biệt nhấn mạnh về yêu cầu cấp thiết của PV GAS trong thời gian tới: đó là việc chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm khí; tăng cường hoạt động liên kết chuỗi để phát triển đồng bộ và hiệu quả tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tổng Giám đốc Phạm Văn Phong: PV GAS đoàn kết phát huy tối đa tiềm lực, đa dạng hóa trong mô hình kinh doanh mới

    Tổng Giám đốc Phạm Văn Phong: PV GAS đoàn kết phát huy tối đa tiềm lực, đa dạng hóa trong mô hình kinh doanh mới

    Tại Hội nghị Người lao động Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa qua, ông Phạm Văn Phong - Tổng Giám đốc PV GAS đặc biệt nhấn mạnh về yêu cầu cấp thiết của PV GAS trong thời gian tới: đó là việc chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm khí; tăng cường hoạt động liên kết chuỗi để phát triển đồng bộ và hiệu quả tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).