+Aa-
    Zalo

    Phó Thủ tướng ra "đề bài 3 câu hỏi" cho các hiệu trưởng Đại học

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Chúng ta có rất nhiều văn bản, rất nhiều chỉ đạo rồi, bây giờ cần phải xông vào làm", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói và chuyển 3 câu hỏi tới các hiệu trưởng đại học.

    (ĐSPL) – “Chúng ta có rất nhiều văn bản, rất nhiều chỉ đạo rồi, bây giờ cần phải xông vào làm", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói và chuyển 3 câu hỏi khi chỉ đạo Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ 2014 sáng nay, 15/8.

    Những vấn đề người dân quan tâm nhất về giáo dục là gì?

    Phát biểu tại phần đầu của Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặt ra những câu hỏi trọng tâm để Hội nghị có thể giải đáp, làm rõ.

    Thứ nhất, về vấn đề phân tầng, xếp hạng trong hệ thống giáo dục. Phó Thủ tướng chia sẻ: "Phụ huynh luôn có câu hỏi: Con tôi, cháu tôi học trường nào là phù hợp nhất? Học trường nào ra có việc làm, có thu nhập? Học trường nào ra trường có cơ hội học tiếp?...".

    Theo Phó thủ tướng, những câu hỏi này nhằm hình dung về hệ thống giáo dục sau này thế nào, các trường xếp hạng ra sao. Vừa qua, Việt Nam cũng có trường ĐH lọt bảng xếp hạng quốc tế. Đây là một điều đáng vui mừng.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Cần phải xông vào làm!”
    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

    Thứ hai, vấn đề đầu tư, quản lý các trường ĐH. “Cả người dân và nhà đầu tư đều biết đầu tư vào GD ĐH nói chung, GD dạy nghề nói riêng luôn lớn và luôn rất thiếu. Bằng chứng là nhiều người muốn vào ĐH, nhiều người đi học nước ngoài.

    Nhu cầu thị trường rất lớn, nhưng đầu tư thì rất thiếu. Làm sao để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư? Làm sao để các trường công sử dụng tiền dân đóng góp hiệu quả hơn? Trả lời câu hỏi này ta cần thảo luận nội dung tự chủ thế nào.

    Làm sao để cho phép, khuyến khích tự chủ thế nào để đảm bảo công bằng, để trường công cũng là trường của XH, nhưng quản lý hiệu quả như trường tư; Trường tư cùng với việc quản lý hiệu quả thì làm sao được coi như trường công của cộng đồng?” – Phó Thủ tướng phân tích.

    Câu hỏi thứ ba được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu tại Hội nghị, đó là những thảo luận về đổi mới thi cử, tuyển sinh.

    Theo Phó Thủ tướng, có 4 vấn đề người dân quan tâm: Thứ nhất, thi để học và đảm bảo thi rõ ràng, thi cái gì, thi như thế nào? Thứ hai, thi làm sao để đảm bảo công bằng. Thứ ba, đổi mới thi thế nào để bớt nhiêu khê nhất, dân bớt vất vả. Cuối cùng và rất quan trọng, đó là Nhà nước tổ chức thi thế nào để học sinh có động lực học tập.

    “Trong rất nhiều câu hỏi, tôi chuyển đến hội nghị 3 vấn đề người dân quan tâm nhất, mong Hội nghị thảo luận cụ thể. Những vấn đề Bộ GD-ĐT đưa ra đã đi sâu vào các nội dung này, làm sao sau Hội nghị, ta giải đáp được thắc mắc của dân. Đấy cũng là mong muốn của tôi với tư cách là một người dân”.

    Tất cả những vướng mắc giáo dục cần phải được bắt tay vào gỡ rối

    Sau khi nghe rất nhiều ý kiến từ các trường Đại học của các điểm cầu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra những kết luận và chỉ đạo tổng kết cho Hội nghị.

    Thứ nhất, cần phải đơn giản hóa cơ cấu hệ thống giáo dục sau THPT, để không còn quá phức tạp và khó hiểu với nhiều người. Phó Thủ tướng thừa nhận đã được xem mô hình của các hệ đào tạo sau THPT và cảm thấy như một “ma trận”, bởi vậy cần phải xác định rõ bậc Trung cấp như thế nào, hệ Cao đẳng như thế nào, rồi tới Đại học, các bậc đào tạo tương thích với nhau như thế nào? Đây cũng là để trả lời câu hỏi của nhân dân về chất lượng của các trường Đại học.

    Đồng thời, việc này cũng nêu ra một vấn đề nữa, đó là xếp hạng các trường Đại học. Căn cứ vào đâu để xếp hạng, ai là người đứng ra kiểm định, xếp hạng? Theo Phó thủ tướng, công tác này nên có một hiệp hội, một tổ chức độc lập đáng tin cậy thực hiện. Có như vậy mới giải đáp được một cách thích đáng những câu hỏi của nhân dân, là một “tham số” rất tốt cho các phụ huynh và học sinh tham khảo khi chọn trường ĐH, CĐ. “Với tinh thần trách nhiệm cao,  ta sẽ làm tiếp việc này, đưa ra bàn trong Ủy ban đổi mới GD quốc gia, chính thức đưa lên cơ cấu hệ thống hệ thống Giáo dục sau THPT” – Phó Thủ tướng khẳng định.

    Thứ hai, Phó Thủ tướng chỉ ra rằng, cần phải xem xét vấn đề tự chủ của các trường một cách nghiêm túc. Lấy ví dụ về các doanh nghiệp, nhớ lại 20 năm trước đây chỉ có doanh nghiệp nhà nước. Sau đó cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển. Quá trình này cũng phải trải qua nhiều lần sửa đổi các luật, nghị định, thông tư có liên quan mới có thể tạo ra một môi trường tương đối bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng phát triển. Phó Thủ tướng phân tích, “Giáo dục không phải dịch vụ, giáo dục liên quan tới con người, không thể làm đơn giản là giải tán bớt các đơn vị công để các đơn vị tư phát triển”, tuy nhiên vẫn cần phải tính cơ chế quản lý làm sao trường công nhưng quản lý như một doanh nghiệp, hiệu quả như doanh nghiệp.

    Nhà nước đầu tư nhiều tiền của, đất đai để các nhà trường ĐH có cơ sở vật chất và nền tảng như hiện tại. Các trường muốn tự chủ được, việc đầu tiên là phải mạnh dạn không xin ngân sách.

    “Tôi khẳng định ta sẽ làm được theo tinh thần tự chủ này. Thực tế đã có 4 trường xin tự chủ. Đề nghị Bộ GD&ĐT quyết liệt việc này. Nếu có thể được, sớm đưa ra Chính phủ, cân nhắc giao cho các trường quyền tự chủ về mặt tài chính, nhân sự, chương trình đào tạo, đi kèm điều kiện đó là mức học phí. Cần có những động viên cho các trường dũng cảm tham gia sớm, tiến tới toàn bộ hệ thống đều làm như vậy” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

    Phó Thủ tướng cũng cho biết, trong năm nay Chính phủ sẽ ban hành nghị định về cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp chung, hướng tới hạch toán nâng cao hiệu quả, nôm na là hạch toán như doanh nghiệp, khuyến khích tự chủ.

    Cuối cùng, nói tới vấn đề đang được dư luận quan tâm chú ý trong nhiều ngày qua, vấn đề đổi mới trong thi cử, Phó Thủ tướng phan tích, “Nhân dân người ta nói, thi thế nào chuyên môn khó các thầy lo, nhân dân chỉ mong rõ ràng, công bố sớm, trước khi khai giảng năm học mới để mọi người biết”. 

    Nhắc lại tính chất quan trọng của một kỳ thi vừa làm căn cứ để xét tốt nghiệp PHPT vừa là căn cứ cho các trường ĐH, CĐ xét tuyển trên tinh thần tự chủ, Phó Thủ tướng cho rằng: Thi cái gì cũng chưa quan trọng bằng phải đảm bảo sự trung thực, khách quan và bớt nhiêu khê nhất cho người dân.

    Cần tính toán kỹ trong giai đoạn trước mắt, vế của kỳ thi này nên thiết kế làm sao để làm căn cứ đáng tin cậy cho kỳ thi ĐH. Lâu dài, khi ĐH tốt lên, các trường tự chủ, siết đầu ra, thì như thế giới cứ tốt nghiệp  phổ thông thì ghi danh đại học, lúc đó vai của nó là kỳ thi tốt nghiệp THPT.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pho-thu-tuong-ra-de-bai-3-cau-hoi-cho-cac-hieu-truong-dai-hoc-a46338.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan