+Aa-
    Zalo

    Phía Nga nói gì về thảm kịch MH17?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chính quyền Ukraina phải chịu trách nhiệm về chuyến bay MH17 của Malaysia gặp nạn ở Ukraina.

    (ĐSPL) - Theo quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chính quyền Ukraina phải chịu trách nhiệm về chuyến bay MH17 của Malaysia gặp nạn ở Ukraina.
    Phía Nga nói gì về thảm kịch MH17?

    Máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi ở miền đông nam Ukraina

    Thật bi thảm, khi 298 công dân nước ngoài đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến ở Ukraina. Đó là số hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines, đang bay theo hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur và bị rơi ở đông nam Ukraina. Còn phải xác minh xem tại sao trên lãnh thổ nơi diễn ra chiến sự qui mô gồm cả sử dụng máy bay, mà người ta lại cho phép máy bay dân sự lưu thông. Nhưng chẳng vong nghi ngờ gì nữa, lẽ ra đã không có thảm kịch này nếu như Kiev không tiến hành chiến dịch quân sự ở vùng đông nam Ukraina. Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh như trên, sau khi gửi lời chia buồn đến các gia đình có người thân tử nạn.
    Tổng thống Putin tuyên bố: “Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của mình để xác minh, tái hiện khách quan về những gì đã xảy ra để trình bày với công chúng Nga, công chúng Ukraina và toàn thế giới. Đây là điều (vụ bắn máy bay Boeing 777 của chuyến bay MH17 trên bầu trời Ukraina) tuyệt đối không thể chấp nhận và không một ai có quyền làm ngơ trước thảm kịch này mà không có kết luận thích hợp và phải làm sao để tất cả chúng ta nhận được thông tin khách quan về vụ việc”.
    Tại thời điểm này, có một số giả thiết về nguyên nhân thảm kịch MH17. Trong đó, giả thiết do sự cố trục trặc của máy bay thì có thể loại trừ.
    Ông Ruben Esayan, giám đốc Trung tâm thử nghiệm bay thuộc Viện Nghiên cứu Hàng không dân dụng quốc gia Nga, nhận xét: “Giả như có trục trặc khi máy bay đang trong vùng kiểm soát không lưu của Ukraina, thì phi hành đoàn hẳn là kịp thông báo cho điều vận viên rằng máy bay có gì đó không ổn. Nhưng phi hành đoàn không thông báo gì, có nghĩa là đã xảy ra vụ phá hủy máy bay trên bầu trời”.
    Nhiều khả năng là chiếc máy bay chở khách Boeing 777 của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi. Kiev vội vã đổ lỗi cho lực lượng dân quân ly khai, tuyên bố rằng phiến quân đã bắn máy bay. Tuy nhiên, chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines bay ở độ cao hơn 10,5 km. Thậm chí nếu như dân quân sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không  Buk - là phương án không được khẳng định - thì vẫn phải rất thành thạo mới bắn hạ được một mục tiêu đang chuyển động nhanh và ở độ cao như vậy.
    Chuyên gia vũ khí Andrei Klintsevich nói: “Thực tế là dân quân không thể bắn hạ chiếc máy bay như vậy. Máy bay chuyển động với vận tốc rất lớn. Để quyết định chỉ có chưa đầy 1 phút. Do đó, chiếc máy bay này hoặc là bị rơi do cuộc tấn công khủng bố hoặc là đã bị bắn hạ bởi một chiến đấu cơ hay hệ thống phòng không tối tân chẳng hạn như S-200. Tên lửa Buk cũng có thể, nhưng là khả năng rất nhỏ”.
    Kinh nghiệm đáng buồn về sự phá hủy máy bay dân dụng bằng tên lửa phòng không S-200 thì Lực lượng vũ trang Ukraina đã từng có. Năm 2001, trong thời gian tập trận họ đã bắn hạ chiếc Tu-154 đang bay theo tuyến đường Tel Aviv-Novosibirsk. Toàn bộ 66 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn đều không ai sống sót. Chính quyền Ukraina chối bỏ trách nhiệm suốt thời gian dài, nhưng sau đó phải thừa nhận rằng binh sĩ Ukraina đã “sai lầm chết người”.
    Bây giờ Kiev lại hành xử theo kịch bản cũ. Họ thấy chẳng có lỗi gì về những hành động trong khu vực này khiến về nguyên tắc đã dẫn đến thảm họa. Cũng chẳng có lỗi gì về cuộc tấn công tử thần với chiếc máy bay dân dụng chở khách. Nhưng sự thật nhất thiết phải lộ ra ánh sáng. Đã tìm thấy những chiếc hộp đen của máy bay, đang trong tình trạng tốt. Các chuyên viên đang giải mã. Các cơ quan theo dõi trên toàn thế giới nhất thiết phải ghi nhận những vụ phóng tên lửa từ mặt đất. Như thế có nghĩa là nếu máy bay bị bắn rơi, sẽ chẳng khó khăn để xác minh được nơi thực hiện cú bắn tàn khốc.
    Nguồn tin ẩn danh từ Cơ quan tình báo Mỹ tuyên bố rằng trong khu vực này đã xảy ra vụ phóng tên lửa đất-đối-không. Còn điều vận không lưu Tây Ban Nha "dẫn dắt" chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines thì thông báo rằng một vài phút trước khi chiếc máy bay chở khách biến mất khỏi màn hình radar, bay sát gần chiếc Boeing 777 là 2 máy bay tiêm kích của Ukraina.
    Ủy ban Hàng không quốc tế đã bắt đầu cuộc điều tra thảm kịch MH17. Lãnh đạo dân quân đông nam Ukraina đã hứa đảm bảo tiếp cận an toàn cho các nhà điều tra quốc tế, quan sát viên OSCE cũng như đại diện chính quyền Ukraina tới địa điểm máy bay rơi và đề xuất với Kiev công bố ngừng bắn trong thời gian thực hiện công tác điều tra.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phia-nga-noi-gi-ve-tham-kich-mh17-a41823.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan