+Aa-
    Zalo

    Phát hiện lỗ hổng trong văn bản hướng của bộ TN&MT về condotel

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM phát hiện ra văn bản của bộ TN&MT chỉ mới đề cập đến loại hình “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”, chưa bao gồm loại hình “nhà phố du lịch”.

    Hiệp hội Bất động sản TP.HCM phát hiện ra văn bản của bộ TN&MT chỉ mới đề cập đến loại hình “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”, chưa bao gồm loại hình “nhà phố du lịch”.

    Mới đây, bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chính thức có văn bản số 703/BTNMT-TCQLĐĐ gửi các sở TN&MT hướng dẫn về việc sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở, trong đó có căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (officetel).

    Ngay sau đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có công văn đề cập đến "lỗ hổng" trong văn bản hướng dẫn nêu trên của bộ này.

    Cụ thể, theo HoREA, các văn bản của bộ TN&MT chỉ mới đề cập đến loại hình “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”, chưa bao gồm loại hình “nhà phố du lịch”. Thế nhưng trên thực tế còn có loại hình “nhà phố du lịch”, hoặc còn gọi là “boutique du lịch”, hoặc “shoptel” trong các khu du lịch nghỉ dưỡng, cũng được bán cho khách hàng (nhà đầu tư thứ cấp).

    HoREA phát hiện lỗ hổng trong văn bản hướng của bộ TN&MT về condotel. Ảnh minh họa

    Thứ 2, văn bản “Quy chuẩn xây dựng” của bộ Xây dựng chỉ quy định loại hình “căn hộ lưu trú (condotel)” là “căn hộ nằm trong nhà chung cư hỗn hợp”. Trong khi đó, “căn hộ du lịch” tại các khu du lịch nghỉ dưỡng thường được xây dựng thành một tòa nhà cao tầng riêng biệt.

    Thứ 3, văn bản của bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ xác định phương thức xem xét cấp “sổ đỏ” cho căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, chưa quy định cấp “sổ đỏ” cho “nhà phố du lịch” trong khu du lịch nghỉ dưỡng. Đối với “căn hộ du lịch” khi chủ đầu tư bán cho khách hàng thì cần phải được xác định diện tích thuộc sở hữu riêng, diện tích thuộc sở hữu chung, có thể áp dụng tương tự như cách tính sở hữu riêng theo pháp luật về nhà ở đã quy định, vì văn bản “Quy chuẩn xây dựng” của bộ Xây dựng chỉ quy định cách tính diện tích sử dụng “căn hộ lưu trú (condotel)” theo kích thước thông thủy. "Điều 48 luật Du lịch quy định 8 loại cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”, nhưng chưa quy định “nhà phố du lịch” cũng là loại cơ sở lưu trú du lịch" - văn bản của HoREA nêu.

    Liên quan tới văn bản 703, Luật sư Mai Thị Thảo – Trưởng ban Kinh tế TAT Law Firm cho biết, đây là văn bản mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ của bộ TN&MT cho các bở TN&MT các tỉnh, thành phố liên quan đến chế độ sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, chứng nhân công trình xây dựng không phải là nhà ở (condotel). Về cơ bản, văn bản này không có gì mới. Nội dung hướng dẫn thực hiện đều dựa trên tinh thần các quy định pháp luật trước đây như Luật Du lịch, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản.

    “Đây không phải là văn bản quy định về tính chất pháp lý condotel hay nói cách khác là văn bản này không “cấp khai sinh cho condotel”” – Luật sư nhận định.

    Vũ Đậu (T/h)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-lo-hong-trong-van-ban-huong-cua-bo-tnmt-ve-condotel-a311928.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan