+Aa-
    Zalo

    Phải "khóa" chặt đến mức "của cải tham nhũng ăn vào là hóc nặng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Văn bản pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phải đạt đến mức: "Phàm là của cải tham nhũng ăn vào là hóc nặng, vô phương chạy chữa".

    (ĐSPL) - Văn bản pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phải đạt đến mức: "Phàm là của cải tham nhũng ăn vào là hóc nặng, vô phương chạy chữa". Đó là ý kiến của ông Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

    Được biết, năm vừa qua, có gần 1 triệu trường hợp kê khai tài sản thu nhập, nhưng chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Với con số công bố này, người dân có quyền nghi ngờ tính trung thực trong kê khai tài sản. Thậm chí, với những cán bộ kê khai tài sản trung thực, được nhiều người biết đến là sở hữu khối tài sản "khủng" cũng bị nghi ngờ là tài sản bất minh.

    Ông Bùi Ngọc Thanh.

    Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, TS.Bùi Ngọc Thanh- nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: "Cơ chế kiểm soát tính trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập là yếu tố cốt cõi. Có 3 điểm mà tôi rất quan tâm. Một là, theo tạp chí Xây dựng Đảng điện tử thì năm 2012 có 620.000 người thuộc diện phải kê khai tài sản. Nhưng, chúng tôi được biết, từ năm 2011 đến năm 2013, ở một số bộ, ngành, địa phương, không ít người thuộc diện kê khai vẫn chưa kê khai xong. Diện kê khai ban đầu là lãnh đạo từ cấp phòng trở lên, sau này có bổ sung một số thành phần khác. Việc xác minh tài sản kéo dài đến mức năm này qua năm khác, thật đáng buồn. Việc không công khai bảng kê khai tài sản ở nơi cư trú như hiện nay khiến người dân làm sao thực hiện được quyền phát hiện tố cáo hành vi tham nhũng".

    TS. Bùi Ngọc Thanh nhấn mạnh, Nhà nước cần thiết kế được một cơ chế kiểm soát thu nhập chắc chắn, đúng đắn, hợp lý như Điều 53 Luật Phòng, chống tham nhũng: "Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn".

    Theo ông Thanh, yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật này phải đạt đến mức: "Phàm là của cải tham nhũng ăn vào là hóc nặng, vô phương cứu chữa"; hay như phương châm đã được nói nhiều, văn bản quy phạm pháp luật đó phải "khóa" chặt đến mức không thể tham nhũng, phải răn đe tới mức không dám tham nhũng.

    Cũng theo TS.Thanh, không kiểm soát được thu nhập thì khó có hy vọng phòng, chống được tham nhũng. Ở tầm vĩ mô phải hạn chế đến mức tối đa việc giao dịch, thanh toán, chi tiêu bằng tiền mặt. Nói việc hạn chế sử dụng tiền mặt thì phải thiết kế ngay lộ trình thực hiện; thanh toán giữa các cơ quan, đơn vị, tập thể, nhất là trong khu vực Nhà nước nhất thiết phải trên tài khoản. Cán bộ, công chức, người lao động làm việc hưởng lương... bớt dần việc chi tiêu bằng tiền mặt. Phải tiến tới bất cứ ai nếu có khoản thu nhập mà khoản thu nhập đó không "chui qua tài khoản" do Nhà nước quy định thì không thể lấy sử dụng được.

    Nói về cơ chế để kiểm soát tính trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, ông Nguyễn Sỹ Cương - ủy viên Thường trực ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: "Việc đầu tiên muốn kiểm soát hiệu quả đó là ngay sau khi người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đã kê khai chi tiết, cơ quan xác minh phải "chốt" ngay được khối tài sản đối tượng kê khai lần đầu. Sau đó, hàng năm kê khai bổ sung, trên cơ sở đã "chốt" lần đầu rồi thì lần sau mới có cơ sở để biết được khối tài sản tăng lên, hay giảm đi".

    Cũng theo quan điểm của ông Cương, khi thấy có dấu hiệu không bình thường về khối tài sản, phải tiến hành kiểm tra ngay để xác định. Đối với những đối tượng, khi kiểm tra thấy không trung thực trong kê khai tài sản, phải mời người đó đến đối chất, yêu cầu chứng minh được khối tài sản, phải truy đến tận cùng. Nếu như, đối tượng được kiểm tra không chứng minh được thì đó là tài sản bất minh và phải xử lý ngay. Thậm chí với khối tài sản lớn có thể chuyển ngay sang Cơ quan điều tra xem nguồn gốc của khối tài sản ở đâu mà có? Vì đó là có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đó các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải vào cuộc.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phai-khoa-chat-den-muc-cua-cai-tham-nhung-an-vao-la-hoc-nang-a73630.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan