+Aa-
    Zalo

    Ông thạc sỹ và cú lừa bất nhân chao đảo thôn quê

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chỉ vì tin vào mối quan hệ quen biết và tin vào tấm bằng thạc sỹ của một đối tượng sống cùng ấp, mà hàng chục hộ dân đã phải lâm vào cảnh tan nhà, nát cửa.

    Chỉ vì tin vào mối quan hệ quen biết và tin vào tấm bằng thạc sỹ của một đối tượng sống cùng ấp, mà hàng chục hộ dân ở ấp Tân Thái, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã phải lâm vào cảnh tan nhà, nát cửa vì bị lừa mất hàng chục tỷ đồng. Điều tra sau đây là bài học cảnh giác cho nhiều người dân.

    Ấp Tân Thái những ngày này, cuộc sống của hàng chục gia đình hộ dân bị đảo lộn. Được biết, nguyên nhân là do hàng chục hộ gia đình ở đây đã bị đối tượng Phạm Văn Sinh - một thạc sỹ cùng ấp, lừa lấy hàng chục tỷ đồng rồi biến mất.

    Theo phản ánh của người dân, tính từ thời điểm 2009 đến khi Phạm Văn Sinh trốn nợ, đối tượng này đã huy động của hàng chục hộ dân với số tiền hơn 20 tỷ đồng. Trong số hơn 20 hộ gia đình cho đối tượng vay, chủ yếu là bà con lối xóm thân thích.

    Trong số đó có gia đình chị Trần Thị Cửu. Chị Cửu với gia đình Phạm Văn Sinh là con cô, con cậu.
    Theo chị Cửu, vì thấy Sinh học giỏi, có khả năng làm kinh tế, lại là chỗ nhờ vả cho con cái sau này, nên từ tháng 1 năm 2013, gia đình chị Cửu đã cho Sinh vay trên 3,6 tỷ đồng. Ngoài tiền tích lũy cả đời của gia đình, chị Cửu còn mang sổ đỏ của nhà đi vay tiền ngân hàng cho Sinh vay.

    Tuy nhiên, từ khi vay được tiền, Phạm Văn Sinh tắt máy điện thoại không liên lạc được, khiến cho gia đình chị Cửu lục đục chuyện vay nợ trả lãi suất cho ngân hàng gần hai năm nay.

    Chị Trần Thị Cửu, cho hay: Tôi biết Sinh vay tiền như thế là lừa đảo và từ cách đây hai năm không thấy mặt Sinh tại địa phương nữa.

    Tương tự như gia đình chị Cửu, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, ở ấp Tân Thái, vì cả tin và vì có mối quan hệ là có con gái lấy Phạm Văn Hiệp là em trai của Phạm Văn Sinh, mà chị Tuyết đã cho đối tượng Sinh vay hơn 642 triệu đồng, khiến gia đình giờ đây lâm vào cảnh nợ nần.

    "Tôi cho Sinh vay, Sinh bảo Sinh làm trong ngân hàng, còn mua đất đấu giá, mua giá rẻ bố mẹ cần lúc nào con mang tiền về lúc đó, cũng không biết mua đất chỗ nào và ở đâu nữa" - Chị Nguyễn Thị Tuyết nói.

    Theo điều tra của chúng tôi, đau đớn nhất trong vụ việc trên là gia đình ông Bùi Duy Lý và bà Bùi Thị Hạt. Nhờ uy tín gia đình có nhiều cao su và là chú bên ngoại của Phạm Văn Sinh, nên Sinh đã nhờ huy động vốn vay của bà con lối xóm và ngân hàng với số tiền lên đến 20 tỷ đồng với lời hứa trả lãi suất cao và đúng hẹn.

    Mất hàng chục tỷ đồng vì tin vào tấm bằng thạc sỹ. (Ảnh ANTV)

    Tuy nhiên, khi huy động được số vốn lớn trên, Phạm Văn Sinh đã biến mất, không trở về địa phương và di rời khỏi địa chỉ Ấp 1, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh - nơi đối tượng thông báo trước khi vay tiền của các hộ dân trong ấp.

    Là người đứng ra huy động vốn của bà con lối xóm cho Phạm Văn Sinh vay, nhưng đến ngày trả nợ không thấy Sinh trở về địa phương trả tiền như đã hứa. Ngày 11 tháng 12 năm 2012, buộc lòng ông Bùi Duy Lý cùng vợ là Bùi Thị Hạt phải làm đơn trình báo danh sách các hộ dân cho ông bà vay tiền lên UBND xã An Thái, xin chịu trách nhiệm dân sự nhằm trấn an dư luận.

    Nhưng từ đó đến nay, mấy chục hộ gia đình mất tiền, phải sống trong tình trạng vô vọng khiến cái xóm nhỏ này trở nên nháo nhác. Đã có nhiều hộ gia đình trong số này tan nát, chỉ vì chuyện cho ông "thạc sỹ" vay tiền.

    Trong vụ việc đã xảy ra, thủ đoạn mà Phạm Văn Sinh đưa ra là không có gì mới, vẫn là với lời hứa hẹn trả lại suất cao và chủ yếu lợi dụng tình làng nghĩa xóm vay mượn của người thân và thông qua người thân để huy động vốn, rồi phủi tay, rũ trách nhiệm thông qua người khác biến họ thành nạn nhân của các khoản nợ kếch xù.

    Được biết, trước hành vi lừa đảo trắng trợn rồi bỏ trốn khỏi địa phương của Phạm Văn Sinh, hàng chục hộ dân đã viết đơn tố cáo đối tượng lên chính quyền xã An Thái. Tuy nhiên, chính quyền xã lại cho rằng “đối tượng không thuộc diện phải khai báo tạm vắng, tại thời điểm xác định, đối tượng không có mặt tại gia đình".

    Việc một đối tượng sinh sống tại địa phương huy động hàng chục tỷ đồng rồi bỏ trốn biệt tích, nhưng chính quyền địa phương lại thờ ơ, không quan tâm giải quyết, khiến người dân địa phương càng bức xúc, nhiều người thường xuyên tụ tập trước cổng ủy ban nhân dân xã để phản đối.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ong-thac-sy-va-cu-lua-bat-nhan-chao-dao-thon-que-a80122.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lại cú lừa hơn 2 tỷ đồng

    Lại cú lừa hơn 2 tỷ đồng

    Hiếu đã lừa đảo hàng loạt người bằng cách mời chào mua xe máy trả góp, kêu gọi góp vốn vào "tập đoàn" để chiếm đoạt số tiền lên đến 2 tỷ đồng.

    Gã giám đốc trẻ và cú lừa 3 tỷ đồng

    Gã giám đốc trẻ và cú lừa 3 tỷ đồng

    Ngày 27/8, Phòng cảnh sát kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an Nghệ An đã tạm giữ hình sự Lê Ngọc Hùng (35 tuổi, giám đốc công ty TNHH Vinamex có trụ sở tại thành phố Vinh) để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.