+Aa-
    Zalo

    Nước lá lốt với gừng có tác dụng ra sao đối với sức khỏe?

    (ĐS&PL) - Nước lá lốt với gừng không chỉ có tác dụng giảm đau khớp gối mà còn hỗ trợ điều trị chứng đau thần kinh tọa hiệu quả.

    Giá trị dinh dưỡng của gừng và lá lốt

    Có nguồn nguồn gốc từ châu Á, gừng thuộc họ thực vật Zingiberaceae, thường được sử dụng trong chế biến các món ăn và làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, củ gừng có tính ấm, vị cay, với khả năng tán hàn, ôn trung, giải độc, tiêu đờm, giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.

    Trong 1 muỗng canh gừng chứa 4,8 calo, 1,07g carbonhydrate, 0,11g protein, 0,12g chất xơ và 0,5g chất béo. Bên cạnh đó, củ gừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Photpho, Folate, Niacin, Kali, Kẽm, Magie, Riboflavin, vitamin B3, vitamin B6 và vitamin C.

    Theo kinh nghiệm dân gian, loại củ này là một phương thuốc thảo dược cổ xưa được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý thông thường như viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh, buồn nôn. Ngoài làm tăng hương vị cho các món ăn, gừng có thể cải thiện khả năng miễn dịch.

    Ngay từ thời cổ đại, người Ấn Độ đã cùng củ gừng để điều trị một số bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường cho tới đau họng và co thắt dạ dày. Ngày nay, hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh lợi ích sức khỏe của loại củ này mở rộng ra ngoài các bệnh cơ bản.

    Nước lá lốt với gừng có tác dụng ra sao đối với sức khỏe? - 1
    Nước lá lốt với gừng có tác dụng ra sao đối với sức khỏe? - 2

    Lá lốt và củ gừng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Trong khi đó, theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, với tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí, giảm đau lưng, đau chân, trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu…

    Cả phần lá, thân và rễ của cây lá lốt đều là những dược liệu quý. Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, trong khi phần lá và thân có chất alkaloid và beta-caryophylen.

    Loại lá này chứa nhiều vitamin, protein và axit amin, cũng như vitamin E và lutein - hai hoạt chất chống oxy hóa tốt. Lá lốt cũng có hàm lượng cao canxi, sắt, kali cùng nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cơ thể con người.

    Được biết, 100g lá lốt chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, bao gồm năng lượng (39 kcal), nước (86,5g), protein (4,3g), chất xơ (2,5g), canxi (260mg), photpho (980mg), sắt (4,1mg) cùng vitamin C (34mg).

    Theo nghiên cứu hiện đại, lá lốt chứa các hoạt chất piperine, piperolotin, piperolotidin và tinh dầu. Chúng có thể làm tăng sự hấp thu vitamin B, beta-carotene của cơ thể, ngoài ra còn chống trầm cảm, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch và giúp hạ huyết áp.

    Lá lốt có tinh dầu giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Tinh dầu dễ bay hơi trong lá lốt còn có tác dụng chống loạn nhịp tim, hạn chế tình trạng thiếu oxy, thiếu máu cục bộ cơ tim. Bên cạnh đó, lá lốt giúp giảm ho, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.

    Kinh nghiệm dân gian thưởng sử dụng lá lốt riêng lẻ, hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung, đem sắc lấy nước uống hoặc dùng ngâm tay, chân nhằm điều trị các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực, bụng do lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay, mồi hôi chân, mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

    Ngâm chân bằng nước lá lốt với gừng giúp giảm đau

    Nước lá lốt kết hợp với một vài lát gừng tươi sẽ tăng hiệu quả làm ấm khi ngâm chân, đặc biệt là với những người bị phong tê thấp, lở loét.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm lá lốt, thân lá lốt và một củ gừng và một lượng nước vừa phải. Gừng và lá lốt mang đi rửa sạch, cắt thành từng lát rồi bỏ vào nồi nấu với 1,5 lít nước.

    Để nước sôi 5 - 10 phút, tắt bếp rồi đổ nước vào chậu, đợi nước bớt nóng hoặc thêm nước lạnh vào để đạt độ nóng vừa phải mới bắt đầu ngâm chân.

    Ngâm chân với gừng, lá lốt và muối là bài thuốc giúp giảm đau dây thần kinh tọa rất hiệu quả. Ảnh minh họa

    Ngâm chân với gừng, lá lốt và muối là bài thuốc giúp giảm đau dây thần kinh tọa rất hiệu quả. Ảnh minh họa

    Lưu ý, nên ngâm chân bằng nước lá lốt với gừng trong khoảng 10 - 15 phút, kết hợp ấn mạnh dưới bàn chân trong quá trình ngâm chân để tăng hiệu quả giảm đau.

    Ngâm chân bằng lá lốt và gừng hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa

    Việc ngâm chân với gừng, lá lốt và muối là bài thuốc giúp giảm đau dây thần kinh tọa rất hiệu quả.

    Gừng có tính ấm, vị cay, với tác dụng đả thông kinh mạch, giảm đau, khi kết hợp với lá lốt chữa đau thần kinh tọa rất tốt vì có tác dụng tiêu sưng, chống viêm.

    Thêm chút muối vào nước ngâm chân lá lốt với gừng sẽ giúp diệt khuẩn, sát trùng làm sạch da, nhờ đó đẩy lùi cơn đau hiệu quả hơn.

    Để làm nước ngâm chân, rửa sạch một nắm lá lốt rồi để ráo nước và vò nát. Gừng chuẩn bị một củ, cạo vỏ và rửa sạch, sau đó giã nát.

    Chuẩn bị một chậu nước nóng, tiếp theo là cho lá lốt và gừng cùng một chút muối hạt vào. Đợi nước nguội bớt thì bắt đầu ngâm chân, thời gian ngâm khoảng 15 - 20 phút.

    Có thể áp dụng bài thuốc mỗi ngày 1 lần hoặc vào những lúc cơn đau tái phát. Chú ý, trong quá trình ngâm chân, nếu nước nguội thì có thể pha thêm nước ấm vào để ngâm tiếp. Sau khi ngâm xong, cần lau khô chân, tránh để lạnh.

    Ngâm chân vào buổi tối có thể giúp người bị đau thần kinh tọa dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Người bệnh nên kết hợp với xoa bóp để tăng hiệu quả.

    Canh lá lốt hỗ trợ điều trị đau khớp gối

    Nhiều món ăn từ lá lốt không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho xương khớp, trong đó có món canh lá lốt. Để chế biến món này, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm một nắm lá lột tươi, một miếng gừng và gia vị.

    Lá lốt rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ, còn gừng rửa sạch và thái lát mỏng. Tiếp đó, đun sôi một nồi nước rồi thả lá lốt, gừng vào nồi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, đợi nước sôi trở lại thì tắt bếp và múc ra bát thưởng thức.

    Đ.K(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nuoc-la-lot-voi-gung-co-tac-dung-ra-sao-oi-voi-suc-khoe-a412514.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan