+Aa-
    Zalo

    Nữ nông dân "biến" tre thành "vàng" kiếm tiền tỷ mỗi năm

    (ĐS&PL) - Trên vùng đất gò đồi rộng 2ha chị Lê Thị Lan Hương mạnh dạn đầu tư vào mô hình trồng tre lục trúc lấy măng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Liều lĩnh bỏ "vàng trắng" tìm cơ hội cho "mỏ vàng xanh"

    Chị Lê Thị Lan Hương, trú tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), đã từng xem cây cao su là "vàng trắng" trên mảnh đất gò đồi rộng 2ha của mình. Tuy nhiên, những biến động của thời tiết, đặc biệt là mưa bão, đã khiến cây cao su liên tục gãy đổ, gây thiệt hại nặng nề, khiến chị phải trăn trở tìm kiếm một hướng đi mới.

    Năm 2021, sau nhiều lần đắn đo, suy tính, chị Hương đã quyết định "đánh liều" chặt bỏ vườn cao su để chuyển sang trồng tre lục trúc lấy măng. Ý tưởng này đến với chị sau một chuyến tham quan các tỉnh phía Bắc.

    Nữ nông dân Lê Thị Hương Lan "biến" tre thành "vàng" kiếm tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Dân trí

    Nữ nông dân Lê Thị Hương Lan "biến" tre thành "vàng" kiếm tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Dân trí 

    Nhận thấy tre lục trúc là loại cây phù hợp với khí hậu khắc nghiệt, có khả năng chống chịu gió bão tốt, lại cho ra loại măng được thị trường ưa chuộng, chị Hương quyết tâm thử nghiệm mô hình mới này.

    Tuy nhiên, hành trình khởi nghiệp của chị không hề dễ dàng. Thời gian đầu, tỷ lệ cây giống sống rất thấp, khiến chị "mất ăn mất ngủ". Không nản lòng, chị chủ động tìm đến những mô hình trồng tre lục trúc thành công ở các tỉnh thành khác để học hỏi kinh nghiệm.

    "Lúc quyết định chặt bỏ cao su để trồng tre, tôi đã suy nghĩ rất kỹ và quyết tâm phải làm bằng được", chị Hương chia sẻ trên báo Dân trí về những khó khăn ban đầu.

    Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại và không ngừng học hỏi, chị Hương đã dần dần nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc tre lục trúc. 2.000 gốc tre được trồng theo hướng hữu cơ đã bén rễ, đâm chồi và phát triển xanh tốt trên mảnh đất gò đồi.

    Chị Hương cùng cán bộ khuyến nông tham quan vùng trồng măng tre lục trúc. Ảnh: Dân Việt

    Chị Hương cùng cán bộ khuyến nông tham quan vùng trồng măng tre lục trúc. Ảnh: Dân Việt 

    Không phụ công người chăm sóc, những khóm tre cứng cáp, xanh mướt đã bắt đầu cho ra đời những lứa măng đầu tiên.

    "Mỗi ha đất tôi trồng được 1.000 gốc măng, mỗi gốc khi phát triển thành khóm có thể có đến 20-30 cây tre. Trung bình mỗi khóm tre cho thu hoạch từ 15-30kg măng tươi", chị Hương phấn khởi chia sẻ.

    Bí kíp "biến" tre thành "vàng" thu tiền tỷ

    Chị Lê Thị Lan Hương chia sẻ trên báo Dân Việt, để trồng tre lục trúc lấy măng đạt hiệu quả cao, trước hết cần phải lựa chọn cây giống chất lượng và nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc.

    Đất trồng tre lục trúc cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt và không bị ngập úng. Người trồng cần thường xuyên tưới nước, phủ mùn cưa hoặc trấu lên gốc để giữ ẩm và tạo điều kiện cho măng phát triển. Định kỳ 6 tháng một lần, cần bón phân cho tre để bổ sung dinh dưỡng.

    Trung bình mỗi khóm tre lục trúc cho thu hoạch từ 15 - 30 kg măng tươi. Ảnh: Dân Việt

    Trung bình mỗi khóm tre lục trúc cho thu hoạch từ 15 - 30 kg măng tươi. Ảnh: Dân Việt 

    Tre lục trúc là loại cây trồng mới, có nhiều ưu điểm vượt trội như: thân thiện với môi trường, sạch, kháng sâu bệnh cao, dễ trồng, chắn gió và giữ đất tốt. Sau một năm trồng, cây sẽ cho thu hoạch măng liên tục trong 10-15 năm.

    Để duy trì năng suất ổn định, hàng năm sau khi thu hoạch, nhà vườn cần tỉa bớt những cây tre già, đồng thời chừa lại một số mầm măng khỏe mạnh để phát triển cho vụ sau.

    Mô hình trồng tre lục trúc lấy măng của chị Hương được thực hiện theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học nên sản phẩm rất được thị trường ưa chuộng.

    Hiện tại, vườn tre của chị Hương cho thu hoạch từ 10-20kg măng mỗi ngày, với giá bán 60.000 đồng/kg. Toàn bộ sản lượng măng đều được các nhà hàng và siêu thị trên địa bàn đặt mua.

    Măng tươi của cơ sở chị Hương đang được bán với giá 60.000 đồng/kg. Ảnh: Dân trí

    Măng tươi của cơ sở chị Hương đang được bán với giá 60.000 đồng/kg. Ảnh: Dân trí 

    Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình, đánh giá cao mô hình này và cho biết đây là mô hình tiêu biểu cho việc chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai. Trung tâm cũng đã hỗ trợ chị Hương về phân bón và kinh phí để phát triển mô hình. Hiện nay, mô hình đã cho hiệu quả kinh tế cao, doanh thu mỗi ha đạt 600 triệu đồng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nu-nong-dan-bien-tre-thanh-vang-kiem-tien-ty-moi-nam-a470275.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan