+Aa-
    Zalo

    Nông dân "cay mắt" vì ớt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi nông dân nhiều huyện ở phía Đông Gia Lai đua nhau trồng ớt, tới nay hàng trăm hộ đã “cay mắt” nhìn vườn ớt chín đỏ mà không thèm hái, vì giá ớt rớt thảm chưa từng

    Sau khi nông dân nhiều huyện ở phía Đông Gia Lai đua nhau trồng ớt, tới nay hàng trăm hộ đã “cay mắt” nhìn vườn ớt chín đỏ mà không thèm hái, vì giá ớt rớt thảm chưa từng thấy!

    Nông dân 'cay mắt' vì ớt
    Tiếc của, dân hái ớt về phơi khô

    Lần lượt nông dân nhiều tỉnh thành như: Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam… và giờ là Gia Lai điêu đứng vì thương lái Trung Quốc thờ ơ khiến giá ớt rớt thê thảm. Đầu vụ, giá ớt lên tới 50.000 đồng/kg, nay rơi tự do xuống còn từ 4.000 - 5.000 đồng/kg loại to và 7.000 - 9.000 đồng/kg loại ớt nhỏ. Nhìn vườn ớt chín rực, nhiều hộ nông dân chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

    Dù vào chính vụ nhưng nhà nông ở các huyện ở Gia Lai như: Đắk Pơ, thị xã An Khê, K’Bang… vẫn thờ ơ, phó mặc vườn ớt cho trời. Nhiều hộ thấy tiếc của ráng bỏ công ra hái phơi khô, chờ ngày lên giá bán lấy vốn tiếp tục đầu tư cho vụ mùa mới.

    “Đầu vụ giá bán ớt còn cao, trừ công cán vẫn có lời. Nay bán được một kilôgam ớt khó lắm, loại tốt chỉ bán được 7.000 đến 9.000 đồng/kg trong khi thuê công hái đã 5.000 đồng/kg. Tính ra người làm nông lỗ nặng. Gần 3 sào ớt chín đỏ cây không hái thì phí, vợ chồng tui phải cố hái chừng nào đỡ chừng đó, trước mắt thì phơi khô chờ giá lên thôi” , chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (thôn Tân Hội, xã Tân An, huyện Đắk Pơ) cho hay.

    Giá quá thấp, nhiều hộ dân đắng lòng chặt bỏ vườn ớt đang chín mọng. Nếu thu hoạch đại trà, tiền bán ớt chỉ đủ trả chi phí nhân công. Ông Đoàn Tứ (thôn Tân Định) than: “Với 4 sào ớt được đầu tư kỹ lưỡng, tôi nghĩ vụ này cũng lời khá khá. Nhưng thương lái Trung Quốc không còn thu mua nên mười mấy triệu tiền chăm sóc vườn cây coi như đã mất trắng”.

    Anh Nguyễn Văn Thành - cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Tân An thống kê: Vụ này, ở địa phương “nhà nhà đều trồng ớt”, toàn xã có khoảng 300 ha. Nhưng do giá thấp nên bà con không còn mặn mà, đã có 40ha bị người dân chặt bỏ hoặc không thu hoạch. Xã không có giải pháp tháo gỡ cho bà con, đành báo cáo lên huyện.

    Bà Thơ - chủ cơ sở thu mua ớt tại xã Tân An cho biết: “Gần đây thương lái thu mua ít nên việc mua bán ở đây chỉ cầm chừng, mỗi ngày mua vào 2-3 tấn. Trước đây, thương lái từ Hà Nội, Bình Định về đây thu mua ớt tươi, đóng thùng cho vào xe đông lạnh chở đi tiêu thụ ở các thị trường lớn, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Lý do vì sao thương lái không còn mặn mà thì tôi không rõ. Giá thấp thì mua thấp thôi”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nong-dan-cay-mat-vi-ot-a38503.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Nhiều người trồng ớt ở Đồng Tháp đang điêu đứng vì ớt hạ giá mà vẫn không bán được. Nguyên nhân là do nghe lời thương lái Trung Quốc trồng giống ớt lạ, xong rồi bỏ, không chịu mua…