+Aa-
    Zalo

    Nới lỏng quy định về dạy thêm cho giáo viên, hiệu trưởng nói gì?

    (ĐS&PL) - Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến. Trong đó có nội dung dạy thêm dành cho Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng.

    Nới lỏng quy định về dạy thêm cho giáo viên

    Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng tải dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm trên cổng thông tin điện tử của Bộ. Thời gian lấy ý kiến kiến góp ý đến hết ngày 22/10/2024.

    Lao động thông tin, Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định, các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:

    - Không dạy thêm cho học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

    - Không dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

    - Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

    - Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

    Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

    Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

    Tuy nhiên tại dự thảo Thông tư mới về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều khoản về các trường hợp không được dạy thêm như trên đã không còn được nhắc đến.

    Theo Điều 5 dự thảo, giáo viên (bao gồm Phó Hiệu trưởng) đang làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục thường xuyên công lập được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường nhưng phải thực hiện các yêu cầu sau:

    - Báo cáo Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết với Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm nguyên tắc dạy thêm, học thêm.

    - Trường hợp trong lớp dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên có học sinh của lớp mà giáo viên đang trực tiếp dạy học trong nhà trường thì phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó (họ và tên học sinh; lớp đang học trong nhà trường) gửi Hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm.

    - Hiệu trưởng tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).

    Có thể thấy, dự thảo Thông tư mới đã nới lỏng quy định về dạy thêm, học thêm. Theo đó, giáo viên dạy thêm cho học sinh đang trực tiếp dạy học trong nhà trường không phải xin phép Thủ trưởng cơ quan mà chỉ cần báo cáo, lập danh sách học sinh cùng với cam kết không ép buộc học sinh học thêm.

    Quy định cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học cũng không còn.

    Dự thảo Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nới lỏng quy định về dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa)

    Dự thảo Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nới lỏng quy định về dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa)

    Băn khoăn về quy định cho phép hiệu trưởng, hiệu phó dạy thêm

    Liên quan đến quy định cho phép phó hiệu trưởng, hiệu trưởng được dạy thêm ngoài nhà trường. Song song với đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải báo cáo với quản lý cấp trên và chấp hành các quy định về dạy thêm, học thêm, nhiều ý kiến còn băn khoăn.

    Cô Trần Thị Thoa (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Tiến, Phù Cừ, Hưng Yên) cho biết trên Giáo dục Việt Nam, cô mới được về hưu vào tháng 6 vừa qua, với nhiều năm từng giữ vai trò phó hiệu trưởng, cô Thoa nhận định, công việc của phó hiệu trưởng là rất bận rộn.

    Cô Thoa chia sẻ, công việc của phó hiệu trưởng là rất bận rộn, thậm chí có lúc còn phải đứng lớp thay cho giáo viên. Vì vậy, nếu có quy định cho phó hiệu trưởng giảng dạy thêm ngoài nhà trường, họ cũng khó tham gia.

    "Trên địa bàn huyện, có một số trường sáp nhập thành trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở, nhà trường chỉ có một phó hiệu trưởng quản lý cả hai cấp. Như vậy, công việc của phó hiệu trưởng là rất bận rộn, không thể giảng dạy thêm ngoài nhà trường", cô Thoa nói.

    Nhận xét về dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm, cô Nguyễn Ngọc Hân - Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay: Ở vị trí Hiệu trưởng, trách nhiệm sẽ nặng nề hơn khi phải quản lý và giám sát và ra quyết định cho hoạt động dạy thêm, học thêm ở cả trong và ngoài nhà trường.

    Vậy nên, nếu Hiệu trưởng cấp phép, phê duyệt cho giáo viên được tham gia dạy thêm bên ngoài thì vừa phải chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, vừa phải chịu trách nhiệm với cả năng lực của giáo viên đó.

    Ngoài ra, việc dạy thêm trong nhà trường được công khai, minh bạch cụ thể về nội dung, thời lượng, mức thu tiền học thêm cũng sẽ tạo điều kiện cho nhà trường, người học và phụ huynh cũng như xã hội thuận lợi kiểm soát.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/noi-long-quy-inh-ve-day-them-cho-giao-vien-hieu-truong-noi-gi-a462808.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan