Những viên kim cương này vô giá và không thể có viên thứ 2. Tuy nhiên, đằng sau mỗi viên kim cương đều có những câu chuyện huyền bí về những lời nguyền.
Kim cương Koh-i-noor - núi của ánh sáng
Viên kim cương Koh-i-Noor, gọi theo tiếng Ba Tư là “Núi của ánh sáng”. Trong lịch sử, viên đá quý này qua tay nhiều người theo Ấn Độ giáo, Mông Cổ, Ba Tư, Afghanistan và các nhà lãnh đạo Sikh.
Viên kim cương Koh-i-noor. |
Tất cả đều phải chiến đấu đẫm máu để có được Koh-i-Noor. Dân gian tương truyền, ai có viên kim cương này sẽ có được cả thế giới nhưng sẽ phải gánh chịu tất cả bất hạnh. Chỉ có Thiên Chúa và phụ nữ dùng nó mà không bị trừng phạt.
‘Koh-i-noor’ được xem là viên kim cương đắt nhất thế giới hiện nay. Được phát hiện tại khu mỏ Golconda, Andhra Pradesh, Ấn Độ năm 1306.
The ‘Koh-i-noor’ có trọng lượng 105 carat (21,6g), từng thuộc sở hữu của nhiều vương triều Ấn Độ, Ba Tư trước khi hoàng gia Anh mua lại nó thông qua công ty British East India. Đến nay viên kim cương thuộc về nữ hoàng Anh và được trưng bày tại tháp London. Giá trị của nó được cho là từ 10 – 13 tỷ bảng Anh.
Kim cương Sancy
“Sancy” là viên kim cương có tuổi đời hàng thế kỷ, được truyền qua nhiều đời của hoàng gia châu Âu. Trước đó, nó được cho là thuộc về triều đại Great Moghuls của Mông Cổ, dù nguồn gốc thực có thể xuất phát từ Ấn Độ.
Sancy nặng 55,23 carat (11,05g), có màu vàng nhạt và là viên kim cương đầu tiên được cắt với các mặt đối xứng. Trong cuộc đấu giá tháng 5/2012, viên kim cương từng được trả 9,7 triệu USD.
Sancy nặng 55,23 carat (11,05g), có màu vàng nhạt và là viên kim cương đầu tiên được cắt với các mặt đối xứng. |
Viên kim cương với sắc vàng nhạt tuyệt đẹp này lúc đầu thuộc về sở hữu của Charles the Bold, công tước xứ Burgundy. Thế nhưng, nó lại được đặt theo tên của người chủ sau này, ngài Seigneur de Sancy, viên đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối thế kỷ 16.
Vào năm 1664, Sancy đã đem bán nó cho vua James I của Anh.Năm 1688, vua James II, vị vua cuối cùng của triều đại Stuart của Anh đã bỏ trốn cùng nó đến Paris và trong cuộc cách mạng Pháp, tung tích của viên kim cương này đã hoàn toàn mất dấu. Cho mãi đến năm 1828, người ta mới lại nghe tin về nó và sau nhiều cuộc mua bán trao tay giờ thì nó đang yên vị tại phòng tranh Apollo thuộc viện bảo tàng Louvre của Pháp.
Cullinan - ngôi sao lớn của châu Phi
Cullinan (Cullinan Diamond) hay Cullinan I, là viên kim cương thô lớn nhất thế giới từng được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay. Nó có khối lượng lên đến 3.106,75 cara (621,350 g).
Viên kim cương này được tặng lại cho Hoàng gia Anh, nó được đẽo gọt thành 9 viên đá nhỏ hơn. Trong đó viên kim cương lớn nhất là viên Cullinan II hay còn gọi là "Ngôi sao sáng nhất Châu Phi", có khối lượng lên đến 530,4 cara (106,08 g), cũng chính là viên kim cương qua tạo tác lớn nhất thế giới cho đến nay. Nó được gắn trên cây vương trượng của vua Anh. Ngoài ra còn 8 viên nhỏ hơn và gần 100 viên nhỏ khác được tạo tác từ những viên vụn khi đẽo gọt từ Cullinan.
Cullinan được mệnh danh là "Ngôi sao lớn của châu Phi". |
Viên kim cương Cullinan đang giữ mức giá kỷ lục lên tới 400 triệu USD. |
Cullinan, với trọng lượng lên tới 3106,75 carat (621,35 g), là viên kim cương thô lớn nhất từng được phát hiện trên thế giới. |
Ban đầu nó đã bị một nhân viên quản lý mỏ vứt đi vì nghĩ rằng nó chỉ là pha lê, bởi chẳng có viên kim cương nào lại lớn đến thế.
Sau khi được chế tác thành 9 viên nhỏ hơn, viên lớn nhất (Cullinan I hay Ngôi sao châu Phi đệ nhất) có trọng lượng 530,2 carat. Hai trong số 9 viên kim cương đang được gắn trên vương miện của nữ hoàng Anh. (Trong ảnh là các viên kim cương Cullinan III và IV Broach và Cullinan VII Delhi Durbar)
Hope Diamond - kim cương Hy vọng
Hope Diamond (kim cương hy vọng) có lẽ là viên đá quý nổi tiếng nhất thế giới và có giá lên tới 350 triệu USD. Viên kim cương này nặng 45,52 carat (9,1 g) và hiện được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Washington DC.
Viên kim cương được tặng lại cho Bảo tàng Smithsonian. |
Viên kim cương Hope. |
Vẻ đẹp khiến triệu người mê mẩn. |
Khi nhìn bằng mắt thường, viên Hope Diamond có màu xanh lục do có một số nguyên tố Bo trong cấu trúc tinh thế của mình, nhưng nó sẽ phát ra màu đỏ khi được đặt dưới ánh sáng cực tím. Nó từng thuộc về vua Loius XIV của Pháp trước khi nhiều lần bị sang tay trong 200 năm sau đó cho đến khi được tặng cho bảo tàng trên vào năm 1958.
Viên kim cương "Hy vọng" màu xanh nằm giữa các viên kim cương của sợi dây chuyền. |
Kim cương Hope, gắn với lời nguyền của nợ nần, được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ XVII. Nó từng được vua Pháp Louis XIV dùng, rồi đến vua George IV của Anh nhưng vào năm 1830 đã được bán để thanh toán các khoản nợ không lồ của nhà vua.
Cũng như thế, Joseph Frankels ở New York mua Hope rồi cũng phải bán để trả nợ. Một nữ doanh nhân người Mỹ đã mua lại nhưng gặp rất nhiều bất hạnh, chồng và con trai đều chết, con gái nghiện ma túy, doanh nghiệp phá sản và cũng phải bán Hope để trả nợ. Cuối cùng viên kim cương được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.