+Aa-
    Zalo

    Những tín hiệu tích cực về ý thức của người dân khi tham gia giao thông

    (ĐS&PL) - Sau những ngày đầu áp dụng Nghị định 168/NĐ-CP về tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông, diện mạo giao thông Thủ đô đã có sự chuyển biến rõ rệt.

    Từ ngày 1/1/2025, nghị định 168/2024 của Chính phủ quy định các mức phạt đối với hành vi vi phạm giao thông sẽ tăng từ vài lần đến vài chục lần. Ví dụ, lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng (trước đây) lên tới 18 - 20 triệu đồng với ô tô và 4 - 6 triệu đồng đối với xe máy. Điều này tạo ra một sức răn đe mạnh đối với người tham gia giao thông, khiến người dân phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vi phạm.

    Ghi nhận tại nút giao ngã tư Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng, người tham gia giao thông đã nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ

    Ghi nhận tại nút giao ngã tư Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng, người tham gia giao thông đã nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ

    Theo ghi nhận của PV Đời sống & Pháp luật vào khung giờ cao điểm ngày 8/1 tại nút giao ngã tư Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng và nút giao Mễ Trì - Phạm Hùng (Hà Nội), đa số người tham gia giao thông đều đi đúng làn đường, dừng chờ đèn đỏ đúng vạch kẻ đường, tạo hình ảnh đẹp về giao thông Thủ đô.

    Các phương tiện dừng chờ đèn đỏ đúng vạch kẻ đường

    Các phương tiện dừng chờ đèn đỏ đúng vạch kẻ đường

    Thực tế thấy rõ, ngay trong những ngày đầu tiên áp dụng Nghị định 168/NĐ-CP, giao thông Hà Nội đã hoàn toàn "lột xác". Sự thay đổi diện mạo của pháp luật giao thông như vậy đã nhận được sự đồng tình từ nhiều người dân. Họ cho rằng việc phạt nặng là cần thiết để giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, vốn đang có xu hướng gia tăng do ý thức kém của một số bộ phận tài xế.

    Những tín hiệu tích cực về ý thức của người dân khi tham gia giao thông - 3

     

    Lực lượng chức năng điều tiết giao thông tại các "điểm nóng" về giao thông

    Lực lượng chức năng điều tiết giao thông tại các "điểm nóng" về giao thông

    Những tín hiệu tích cực về ý thức của người dân khi tham gia giao thông - 5

     

    Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Văn Duy (Thái Bình), làm nghề xe ôm công nghệ chia sẻ, từ khi quy định mới về tăng mức xử phạt vi phạm giao thông có hiệu lực, bản thân anh và những người tham gia giao thông khác đều phải cẩn thận hơn trong việc tham gia giao thông bởi mức xử phạt hiện nay là rất cao.

    "Bình quân mỗi chuyến xe của tôi chỉ được vài chục nghìn nhưng mức xử phạt khi vượt đèn đỏ tới 5 triệu đồng cùng với việc bị trừ điểm bằng lái. Chỉ vì nhanh vài giây mà mất đi số tiền lớn như vậy thực sự là quá đáng tiếc", anh Duy nói.

    Khi được hỏi, rất nhiều người đánh giá đây là “bước ngoặt”, bởi lẽ ai cũng sợ bị phạt với mức cao gấp nhiều lần trước đó

    Khi được hỏi, rất nhiều người đánh giá đây là “bước ngoặt”, bởi lẽ ai cũng sợ bị phạt với mức cao gấp nhiều lần trước đó

    Tuy nhiên, không phải ngay lập tức tất cả người dân đều chấp hành. Vẫn có những trường hợp cố tình vi phạm và tất cả đều bị xử lý nghiêm theo quy định. Khi được hỏi thì các tài xế này đưa ra hàng loạt lý do để nguỵ biện cho hành vi vi phạm của mình như: vội đi thi, đi một đoạn đường gần nên chủ quan hay thấy người khác đi nên đi theo,...

     

    Những tín hiệu tích cực về ý thức của người dân khi tham gia giao thông - 7
    Những tín hiệu tích cực về ý thức của người dân khi tham gia giao thông - 8

    Những trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ đều được CSGT xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật

    Theo thống kê từ Cục CSGT (Bộ Công an), số vụ vi phạm đã giảm đi đáng kể trong những ngày đầu năm 2025. Trong những ngày qua, lực lượng chức năng đã xử lý hàng chục nghìn trường hợp vi phạm. Điều này cho thấy rằng việc thực thi nghiêm minh các quy định mới đã có tác động rõ rệt đến ý thức tham gia giao thông của người dân.

    Thiếu tá Hoàng Văn Bình, Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội

    Thiếu tá Hoàng Văn Bình, Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội

    Thiếu tá Hoàng Văn Bình, Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội cho biết, việc tăng mức xử phạt không chỉ nhằm tăng tính răn đe, mà còn để xử lý nghiêm các hành vi cố ý vi phạm, góp phần lập lại trật tự giao thông. Các hành vi như vượt đèn đỏ, lạng lách hay đi ngược chiều, không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của những người tham gia giao thông.

    Thời gian tới, cùng với việc tăng cường xử lý vi phạm, lực lượng CSGT Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành quy tắc khi tham gia giao thông của người dân. Những biện pháp đồng bộ này không chỉ nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, mà còn hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh.

    Bên cạnh việc xử lý đã nâng cao công tác tuyên truyền, bước đầu hình thành tính tự giác tuân thủ luật giao thông, tạo hình ảnh đẹp trên mỗi ngã tư đường phố. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-tin-hieu-tich-cuc-ve-y-thuc-cua-nguoi-dan-khi-tham-gia-giao-thong-a497814.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan