Ăn lại thực phẩm thừa là một thói quen rất phổ biến ở các gia đình Việt Nam từ trước đến nay. Thức ăn đã chế biến nhưng không được sử dụng hết, nhiều người giữ lại để ăn vào bữa tiếp theo thậm chí ăn vào ngày hôm sau mà không biết rằng việc làm này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi ăn đồ thừa, nhiều người tìm cách hâm nóng lại nhưng cũng không ít người có thói quen ăn luôn thức ăn nguội lạnh. Điều này gây ra những rủi ro rất lớn cho sức khỏe, đặc biệt là mùa hè vì chỉ cần để thức ăn qua 8 tiếng là đủ thời gian vi khuẩn gây hại phát triển.
Dưới đây là những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo không nên để qua đêm.
Hải sản
Hải sản là thức ăn có chứa nhiều những khoáng và vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là canxi, kẽm rất tốt cho những người muốn cung cấp dưỡng chất tốt cho xương răng và canxi cho cơ thể. Nhưng với những thức ăn hải sản này khi được để qua đêm trong tủ lạnh thì sẽ không còn giữ được những dưỡng chất đó nữa, mà thay vào đó là biến chất thành những chất độc hại, gây ảnh hưởng đến gan và thận, không tốt cho sức khỏe. Nên khi chế biến, bạn nên chế biến vừa đủ để tránh tình trạng ăn thừa, vứt bỏ rất lãng phí.
Rau luộc
Trong rau chứa rất nhiều hàm lượng chất xơ, khoáng chất, vitamin cực kỳ tốt cho sức khỏe, cho việc bổ sung thêm những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển cho cơ thể.
Song một số nghiên cứu khoa học cho rằng, nên tránh ăn những loại rau luộc khi được để qua đêm, vì trong rau có chứa nhiều chất nitrat. Khi rau đã nấu chín và để qua đêm, cùng với sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn, nitrat sẽ được biến đổi thành nitrite, đây là một loại chất gây ung thư.
Nấm
Những món ăn được chế biến từ nấm khi để qua đêm trong tủ lạnh cũng là những món ăn nên được chú ý và tránh không nên ăn hay sử dụng lại. Bởi nấm khi được chế biến làm chín, qua thời gian để qua đêm trong tủ lạnh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhất trong những loại thức ăn khác. Nhưng hiện nay, vẫn có nhiều gia đình vẫn còn giữ thói quen ăn thức ăn còn thừa và để qua đêm bảo quản trong tủ lạnh, đây là những nguyên nhân khiến cho nguy cơ ngộ độc, gây ung thư bởi những món ăn thực phẩm không được đảm bảo.
Cơm
Các chuyên gia cho biết, trên hạt gạo chứa nhiều bào tử vi khuẩn, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nếu không biết cách bảo quản. Đặc biệt dù đã nấu thành cơm, các bào tử vẫn sống sót và sinh sôi khi "được dịp".
Vì vậy, cơm nguội sau khi thừa nếu bạn tiếp tục để ở nhiệt độ phòng có thể khiến các bào tử vi khuẩn sản sinh ra chất có hại gây nên tình trạng nôn mửa, tiêu chảy,... Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, hâm nóng lại cơm cũng không loại bỏ được hoàn toàn những chất độc hại này.
Trứng chiên, trứng luộc
Nhiều người có thói quen ăn trứng chiên tái, luộc trứng lòng đào, đây là những món ăn mà trứng không được chế biến chín. Khi được nấu chín và để qua đêm trong tủ lạnh sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của những loại vi khuẩn gây hại đến đường ruột và đường tiêu hóa. Vì thế, trứng chiên, trứng luộc cũng là những món không nên ăn khi để qua đêm trong tủ lạnh.
Canh các loại
Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt… những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…
Canh thừa để lại qua đêm trong nồi kim loại như nhôm, inox… sẽ dễ sinh ra các chất độc gây hại cho sức khỏe.
Nếu muốn để canh sang bữa sau, tốt hơn hết là bạn không nên cho thêm bất kỳ loại gia vị nào khác vào canh hoặc có thể cho canh vào bát sứ, thủy tinh và cất giữ trong tủ lạnh.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn
Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đảm bảo an toàn và tươi ngon, có rất nhiều lưu ý mà bạn cần biết:
- Phân loại thực phẩm để tránh lây nhiễm chéo, đồng thời hạn chế thấp nhất tình trạng thực phẩm hư hỏng, mất dưỡng chất. Hãy phân loại đồ ăn trong tủ lạnh rồi để chúng riêng vào một hộp. Cần phân loại thực phẩm sống và chín. Hay nhóm thực phẩm này nên được để riêng ở hai vị trí khác nhau trong tủ lạnh bởi vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể lây lan, làm ô nhiễm thực phẩm đã được nấu chín.
- Không nên đặt thức ăn vừa đun sôi ngay vào tủ bởi có thể khiến thức ăn bị "sốc" nhiệt, biến chất, làm mất giá trị dinh dưỡng của nó hay thậm chí là bị biến đổi mùi vị. Tốt nhất, bạn nên để nguội thực phẩm để chúng cân bằng về nhiệt độ phòng rồi sau đó, hãy cất trữ chúng vào tủ lạnh.
- Lựa chọn hộp đựng thực phẩm sạch, bảo đảm chất lượng, tốt nhất dùng hộp thủy tinh.
- Để nhiệt độ tủ lạnh phù hợp, cần nắm rõ thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để sử dụng đúng.
- Sắp xếp thực phẩm hợp lý, theo loại. Nên dán kèm giấy ghi chú ngày trữ thực phẩm, ngày mở hộp, ngày hết hạn… như thế sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý, sử dụng thực phẩm đúng cách, tươi ngon.
- Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh.
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là để ngăn chặn sự sinh sôi của vi trùng có thể gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm.