+Aa-
    Zalo

    Những thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất, ai cũng nên biết để chủ động phòng tránh

    (ĐS&PL) - Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện một vài giờ đến vài tuần sau khi ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn Salmonella, E.Coli và Bacillus…

    Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường gặp là buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, đau cơ bắp, ớn lạnh...

    VnExpress dẫn lời bác sĩ, tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, có nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm dễ gây ngộ độc. Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, chế biến, nấu nướng như bảo quản không đúng cách, không nấu chín kỹ, tay bẩn chạm vào thức ăn, thực phẩm quá hạn sử dụng, lây nhiễm chéo...

    Salmonella

    Salmonella có thể tồn tại ở nhiệt độ từ 4-5 độ C tới 45 độ C. Nhiệt độ phát triển thích hợp nhất là từ 35 đến 37 độ C. Vì vậy, ở nhiệt độ môi trường nước ta vi khuẩn này phát triển rất nhanh. 

    nhung thu pham gay ngo doc thuc pham pho bien nhat ma ai cung nen biet de chu dong phong tranh4
    Salmonella  khi sống trong ruột của gia súc, gia cầm chúng không gây bệnh nhưng phát tán ra ngoài bám vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Ảnh minh họa.

    Salmonella còn phát triển ở trong hệ tiêu hoá của con người, gia súc nhất là ở các loại gia cầm. Vi khuẩn này khi sống trong ruột của gia súc, gia cầm chúng không gây bệnh nhưng phát tán ra ngoài bám vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Những thực phẩm bám nhiều vi khuẩn này đó là thịt gia cầm, trứng gia cầm. Trứng cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn này thậm chí vi khuẩn còn xâm nhập qua vỏ trứng. Nếu ăn trứng sống, luộc trứng không kỹ cũng có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, các sản phẩm từ trứng, sữa, rau cũng có thể nhiễm Salmonella vì phát tán từ phân động vật.

    Khi ăn phải thực phẩm nhiễm Salmonella, vi khuẩn này vào ruột với số lượng lớn sinh sôi và tiết ra độc tố. Độc tố này kích thích ruột và gây ra đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Nhiều trường hợp vi khuẩn quá lớn có thể xâm nhập máu gây nhiễm trùng máu. Triệu chứng có thể từ 1 ngày tới 4-5 ngày sau ăn. 

    Campylobacter

    Campylobacter là tác nhân thường gặp gây viêm dạ dày và ruột. Khi ăn các loại thực phẩm có chứa campylobacter, người bệnh có thể sốt cao, viêm khớp và mắc hội chứng Guillain-Barre (yếu cơ nghiêm trọng, tiến triển). Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm này thường có trong các loại gia cầm và sản phẩm làm từ gia cầm bị ô nhiễm.

    Shigella (lỵ trực trùng)

    Mặc dù thịt thường là vật truyền vi trùng gây ngộ độc thực phẩm nhưng Shigella thường được truyền qua rau. Sự lây truyền liên quan đến những người xử lý thực phẩm bị nhiễm bệnh, truyền vi khuẩn từ người này sang người khác do thực hành vệ sinh kém. Ruồi có thể đóng vai trò trong việc truyền bệnh. Khi nhiễm khuẩn Shigella, người bệnh có triệu chứng đau quặn bụng, mót rặn và phân có nhiều nhầy máu.

    Listeria

    nhung thu pham gay ngo doc thuc pham pho bien nhat ma ai cung nen biet de chu dong phong tranh6
    Listeria thường xâm nhập vào sữa và phô mai thô chưa tiệt trùng, kem, thịt gia cầm và hải sản sống. Ảnh minh họa.

    Listeria xâm nhập vào thực phẩm không thường xuyên nấu liên quan đến sản xuất sữa và phô mai thô chưa tiệt trùng, kem, thịt gia cầm và hải sản sống. Người bệnh nhiễm khuẩn Listeria có thể gây tiêu chảy, sốt và các vấn đề về tiêu hóa. Các triệu chứng bắt đầu trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc và kéo dài 1-3 ngày. Nhiễm khuẩn Listeria nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh.

    Salmonella E.Coli

    Salmonella E.Coli gây tiêu chảy. Nguồn lây bệnh từ phân của gia súc rồi nhiễm lên rau, thịt cá, tôm, nước sinh hoạt. E.Coli có hai dòng sinh ra độc tố ruột cực mạnh, xâm lấn cơ thể gây nhiễm trùng toàn thân và có thể gây nhiễm trùng máu, suy thận, nghẹn mạch máu, bể hồng cầu. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, đau tăng dần kèm theo tiêu chảy, vã mồ hôi, sốt. 

    Salmonella Bacillus 

    nhung thu pham gay ngo doc thuc pham pho bien nhat ma ai cung nen biet de chu dong phong tranh1
    Triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, đau cơ bắp, ớn lạnh. Ảnh minh họa.

    Salmonella Bacillus tồn tại ở đất, cát. Vi khuẩn Bacillus còn có dạng bào tử tồn tại rất lâu phải nấu chín từ 10-15 phút ở nhiệt độ trên 100 độ C mới tiêu diệt được bào tử này. Tuy nhiên, tỷ lệ bào tử này cũng ít, chỉ còn ít ở dạng nha bào.

    Vi khuẩn Bacillus này khi xâm nhập vào thực phẩm chúng sinh ra độc tố. Độc tố này gây bệnh trên dạ dày. Bệnh nhân ngộ độc ở dạ dày thì triệu chứng rất nhanh từ 1 đến 6 tiếng. Đối với dạng vi khuẩn sinh độc tố ở ruột, thời gian gây ra các triệu chứng ngộ độc chậm hơn từ 2-7 ngày. 

    Virus đường ruột

    Các loại virus đường ruột như Norovirus và viêm gan virus A, E có liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Norovirus gây nôn mửa, tiêu chảy. Các triệu chứng bắt đầu từ 12-48 giờ sau khi tiếp xúc và kéo dài 1-2 ngày. Virus thường có trong hải sản, thực phẩm bảo quản không đúng cách và có hàm lượng axit thấp như đậu xanh, củ cải, ngô...

    nhung thu pham gay ngo doc thuc pham pho bien nhat ma ai cung nen biet de chu dong phong tranh3
    Thực phẩm bảo quản không đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Ảnh minh họa.

    Người bị mắc virus viêm gan A, E thường từ việc xử lý thực phẩm không an toàn. Người bệnh có biểu hiện buồn nôn, khó chịu, vàng da và biến chứng nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi. Virus viêm gan A, E có thể kéo dài đến 6 tháng, nhưng thường chỉ xuất hiện các triệu chứng trong vài tuần, nếu không diễn biến nặng. Bệnh khỏi hoàn toàn không dẫn đến viêm gan virus mạn tính

    Vietnamnet dẫn lời khuyến cáo của Phó giáo sư Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật nội soi ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết, việc xử trí ngộ độc thực phẩm cần bổ sung nước và điện giải bằng nước thông thường hoặc uống Orezol. Ngoài ra, các dấu hiệu báo động phải đi viện ngay như sốt từ 38,5 độ C, bụng chướng, trong phân có máu hoặc nhầy, nôn ói quá nhiều, tay chân tê rần, co giật. Người có bệnh nền, người già, trẻ con dưới 5 tuổi cần nhập viện càng sớm, càng tốt.

    Để hạn chế mắc ngộ độc thực phẩm, mọi người chú ý rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và sau khi xử lý từng loại thực phẩm khác nhau, làm sạch dụng cụ và bề mặt bếp, đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ, làm lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 giờ, rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, nấu ngay sau rã đông...

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-thu-pham-gay-ngo-doc-thuc-pham-pho-bien-nhat-ma-ai-cung-nen-biet-de-chu-dong-phong-tranh-a589082.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan