(ĐSPL) - Chiều qua (17/11), tại trụ sở của Arena Tôn Thất Thuyết, đã diễn ra buổi tọa đàm, trò chuyện của các thầy giáo trẻ tài năng với các sinh viên trong trường.
Hòa chung không khí cả nước chào mừng kỷ niệm 32 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, trường Arena Multimedia đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Anh giáo của Arena Multimedia".
Tại Arena Multimedia, bạn có thể gặp một thầy giáo 9X, phong cách ăn mặc khi đi dạy như đi phượt, nhưng khi bước vào lớp, nhưng học viên lại sợ một phép, học thì thích thú đến từng giây. Bạn cũng có thể gặp một người trông rất thư sinh và rất giỏi về Multimedia. Hay một người thầy trông rất nghệ sỹ, lúc nào cũng nở nụ cười và là tâm điểm của nhiều cuộc vui cũng như trong các chuyến đi xa.
Những con người vô cùng thú vị, cá tính, nhưng tựu chung lại, họ chia sẻ một niềm đam mê sáng tạo, mang lại nguồn cảm hứng bất tận cho học viên. Họ được sinh viên trong trường gọi với cái tên rất trìu mến là những "anh giáo".
Điểm thú vị của buổi tọa đàm không phải là một buổi tri ân theo kiểu truyền thống, ở đây là những giây phút trải lòng của những "anh giáo" về việc giảng dạy ở một môi trường thú vị, khác biệt và thách thức như ở Arena Multimedia. Nhưng cũng là cách để các bạn sinh viên bày tỏ sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với các “anh giáo” nơi đây nhân ngày 20/11.
Cho tới bây giờ, thành công trong đào tạo ở Arena Multimedia là nhờ một phần đóng góp to lớn của các "anh giáo". Họ là những cá nhân đặc biệt và công việc dạy học của họ cũng khác biệt so với việc đứng lớp thông thường.
Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật tại buổi tọa đàm:
|
Thầy giáo Đỗ Hiệp (SN 1984) - giảng viên mỹ thuật cơ bản. Được học viên gọi vui là "anh giáo lãng tử" bởi phong cách ăn mặc thường ngày của thầy Hiệp rất "màu mè" và cá tính. |
|
Tiết lộ lý do mình hay mặc màu mè, thầy Hiệp chia sẻ: "Mỗi màu có một cái hay ho riêng mà, tại sao mình lại cứ trung thành với những màu quen thuộc làm gì. Hãy cứ phá cách đi, thử nghiệm đi, để phát hiện ra những thứ mới mẻ, lấy cảm hứng". |
|
Thầy Lê Quang Khải - giảng viên môn 3D và kỹ xảo. Tự nhận mình là chuyên gia tâm lý của các em học viên. Vì vậy, thầy nhận được rất nhiều tình cảm và sự tin tưởng, sẻ chia của học viên. |
|
"Mọi cái hay, cái đẹp nhiều lúc lại bắt nguồn từ sự đơn giản. Và những người làm nghệ thuật, phải biết cách quan sát, theo dõi, học hỏi và phân tích cái hay, cái đẹp từ những người đi trước. Biết đâu, cái chìa khóa để ngành giải trí cũng như ngành mỹ thuật ứng dụng Việt Nam đi lên, lại nằm ngay trong tầm tay", thầy Khải chia sẻ bí quyết thành công với các học viên. |
|
Thầy Trần Quốc Lợi - Giảng viên Thiết kế đồ họa. Sau một giai đoạn khá trắc trở trong đường thi cử, cuối cùng thầy cũng đã có được chỗ đứng trong ngành Thiết kế. |
|
Khi được hỏi về phương pháp dạy và học tại trường Arena Multimedia, thầy Lợi cho rằng: "Giáo trình cơ bản, đủ lượng kiến thức và giúp học viên trở nên năng động hơn, có thể ứng dụng công việc và kiếm được thu nhập". |
|
Thầy giáo 9X Đỗ Quốc Trung (SN 1990) - Giảng viên Giảng viên Digital Filmmaking & VFX. Là giảng viên 9X nhưng lại là người nghiêm khắc nhất và cũng được sinh viên hâm mộ nhất. Về phương châm giảng dạy, thầy Trung tâm sự: "Tôi sẽ không biến các bạn học viên thành những người thợ, những nhà quay phim chuyên nghiệp. Điều tôi muốn truyền tải với các bạn đó là cảm hứng làm việc để có thể làm tốt nhất trong lĩnh vực mình theo đuổi". |
|
Đã có không ít trường hợp dở khóc dở cười xảy đến với "anh giáo" này: Học viên không chào thầy vì tưởng… bạn cùng lớp, bảo vệ nhiều lần không cho gửi xe vì tưởng là… học viên. Nhưng dường như, thầy giáo 9X này đã quá quen và còn tỏ ra thích thú với những điều này. Chia sẻ bí quyết thành công, thầy Trung tâm sự: “Đừng bao giờ làm những thứ "đương nhiên". Đôi khi, chúng ta cũng nên mạnh dạn thử nghiệm những thứ "điên rồ" và "nổi loạn". |
|
Thầy Vũ Anh Đức - Giám đốc đào tạo Arena Multimedia. Là người phụ trách và điều hành việc giảng dạy tại Arena, thầy Đức khẳng định: "Quan trọng nhất khi học ở Arena Multimedia là có được thời gian bổ ích cho cuộc sống của bạn, bạn không cần thiết phải học những thứ như nhau mà nên phát triển tùy theo sở thích của mình. Tóm lại, đến trường phải thật vui và bổ ích” |
Chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ, các “anh giáo” đã “biến hóa” khôn lường thành các “bạn giáo” để xích lại gần hơn với các bạn học viên Arena Multimedia bằng những câu chuyện chân thực, sinh động về chuyện nghề, chuyện đời.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-thay-giao-tre-tai-nang-khien-sinh-vien-me-tit-a69698.html