+Aa-
    Zalo

    Những thay đổi trên cơ thể cho biết bạn đang mắc bệnh gì

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những thay đổi bất thường trên cơ thể có thể giúp bạn ‘chẩn đoán’ được một số căn bệnh. Vì thế, đừng bao giờ coi thường những thay đổi nhỏ trên cơ thể dù chỉ là màu sắc

    Những thay đổi bất thường trên cơ thể có thể giúp bạn ‘chẩn đoán’ được một số căn bệnh. Vì thế, đừng bao giờ coi thường những thay đổi nhỏ trên cơ thể dù chỉ là màu sắc của da, hay móng tay.

    1. Lông mày

    Nếu lông mày bị thưa dần, hoặc một nửa của bên ngoài đã rụng hết, có thể cơ thể đã bị bệnh tuyến giáp. Phần lớn mọi người đều không biết đến điều này, rụng lông mày thường là dấu hiệu của những bệnh lý nội khoa.

    Ví dụ điển hình nhất là trong những rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp hoặc nhược giáp) thường có đặc trưng bởi rụng 1/3 phía ngoài của lông mày (dấu hiệu Hertoghe’s).

    2. Mắt

    Có những đốm vàng trên mắt có thể là cholesterol cao, cholesterol sẽ làm hẹp động mạch và khiến cho máu lưu thông khó khăn hơn. Nếu mắt nhìn có màu vàng, hãy kiểm tra chức năng gan. Nếu màu của mí mắt dưới màu trắng, có thể là thiếu máu.

    3. Biến đổi bất thường ở vùng vú

    Những bất thường ở vùng vú như: đau, chảy dịch, chảy máu ở núm vú, có vệt đỏ hoặc dày lên... đó là những cảnh báo quan trọng, dù không phải tất cả các trường hợp đều là ung thư vú, bạn cũng nên đến bác sĩ để chụp nhũ ảnh, MRI hoặc làm sinh thiết để được loại trừ hoặc chẩn đoán bệnh ung thư vú sớm.

    4. Ngực

    Nếu ngực của bạn trông cao hơn hoặc một bên hơn ở phía bên kia, bạn có thể bị cong vẹo cột sống, hãy kiểm tra lại để phòng bệnh bị nặng hơn.

    5. Lưỡi

    Lưỡi có những nốt đỏ thường thấy trong trường hợp nóng sốt, cảm lạnh. Rêu lưỡi vàng, đóng dầy, nạo đi rồi lại xuất hiện thường là viêm loét dạ dày, tá tràng.

    Nếu lưỡi bầm tím từng phần sau vài ngày thì đen kèm theo đó khi cong lưỡi thấy tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to ra thường người bệnh thấy mệt cảnh báo đau vùng trước tim.

    Cuối cùng, ,nếu lưỡi nhợt nhạt và mịn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ ôxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể.   

    6. Tóc

    Nếu tóc của bạn đang trở nên thưa thớt hoặc rụng dần, có thể bạn đang bị rối loạn hóc môn hoặc các thiếu máu. Ngoài ra, nếu cơ thể nữ tăng nhiều tóc, có thể bị đa nang buồng trứng.

    Đa nang buồng trứng là hiện tượng rối loạn nội tiết ở phụ nữ, đa nang buồng trứng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng vô sinh ở nữ giới.

    7. Cổ

    Kiểm tra xem cổ có bị sưng lên, khó chịu khi mặc áo cao cổ hoặc cà vạt, giọng nói khàn hoặc tuyến giáp sưng lên thấy rõ là dấu hiệu của bệnh “bướu cổ”, những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp vấn đề.

    8. Tay và móng

    Nếu có các vệt đen trên móng tay, nó có thể là dấu hiệu của u ác tính, bạn có thể mắc bệnh ung thư. Hãy chắc chắn đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

    Cọ sát hai lòng bàn tay vào nhau, nếu có màu đỏ có thể là lòng bàn tay nhạy cảm cũng có thể là một triệu chứng của bệnh gan. Gan được ví như là "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng nhất ở trong cơ thể.

    Ngoài cách cọ sát hai lòng bàn tay, nếu như trong lòng bàn tay xuất hiện những vết giống như chu sa cũng là dấu hiệu bệnh gan.

    Thay đổi móng tay cũng rất quan trọng. Nếu hình dạng của gốc móng thay đổi, có thể là thiếu chất sắt.

    Móng tay có màu vàng

    Nếu móng tay của bạn có màu vàng nâu và dày cộm, cứng, có thể là nguyên nhân của bệnh nhiễm nấm. Cũng có khi, đó là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, tiểu đường, bệnh liên quan tới đường hô hấp, vảy nến. Nên bạn phải kiểm tra ngay kết hợp với theo dõi sức khỏe cơ thể để có những chẩn đoán kịp thời.

    Móng tay khô, nứt, bong tróc từng chỗ

    Có thể là do bạn sống trong môi trường hóa chất, liên tục tiếp xúc với hóa chất ở những khu vực ẩm thấp thì hiện tượng này là đương nhiên. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm nấm, cường giáp không nên bỏ qua.

    Móng tay sưng to, phình ra

    Điều này xuất hiện có thể là do lượng oxy trong máu thấp, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, viêm ruột, phổi và thận.

    Xuất hiện các điểm trắng trên móng

    Đây là dấu hiệu của chấn thương móng tay. Đôi khi, nó cũng có thể là nguyên nhân của bệnh nấm móng.

    9. Da

    Da đột nhiên trở nên xanh xao nhợt nhạt và có thể là thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu hoặc số lượng hemoglobin thấp dẫn đến mệt mỏi, hụt hơi, da tái nhợt nhạt.

    Nếu thấy có nhiều vùng da khác biệt dạng đồng tiền có viền, ranh giới rõ ràng ở háng hoặc dưới nách, có thể bạn đã bị nhiễm nấm.

    Nếu cơ thể có nốt ruồi, ít nhất sáu tháng một lần để kiểm tra sự thay đổi này. Kiểm tra theo các tiêu chí đối xứng, đường viền, màu sắc, đường kính và độ lớn. Nếu bạn thấy bất thường, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.

    10. Răng

    Nướu của bạn thường có màu hồng nhạt. Nếu có màu đỏ đậm, cho thấy nướu đã bị viêm, nên xem xét phương pháp đánh răng.

    Nhưng nếu nướu răng bị tổn thương lâu có thể bị ung thư miệng. Nhiều nghiên cứu chứng minh, răng có thể đóng vai trò cảnh báo bệnh ung thư miệng. Phó giáo sư Susan Hyde đến từ Học viện Nha khoa trường Đại học California cho biết, nếu nướu răng bị tổn thương trong 2 tuần mà không thể lành hoặc niêm mạc miệng có màu trắng hoặc màu đỏ trong thời gian dài, mà không có màu hồng như bình thường, cần phải thăm khám để loại trừ khả năng bị ung thư miệng.

    Còn khi chân răng lỏng lẻo có thể bị bệnh tiểu đường. Với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, nơi tiếp xúc nướu và răng của thường có vẻ trắng sáng, dễ xuất huyết, chân răng lỏng lẻo, trong miệng cũng có thể bị trắng. Theo ước tính, có khoảng 6 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường mà không hề hay biết.

    Các chuyên gia của Học viện Nha khoa trường Đại học California cho rằng, vấn đề chân răng và đường huyết cao không chỉ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt giống nhau, giữa hai cái này còn khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Sau khi nướu răng bị viêm nhiễm trở nên nhợt nhạt, các bệnh nhân tiểu đường có thể càng khó kiểm soát nồng độ đường của mình, đường huyết cao sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề sâu răng và nướu răng, dẫn tới các viêm nhiễm hơn.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-thay-doi-tren-co-the-cho-biet-ban-dang-mac-benh-gi-a209079.html
    Sự kiện: Bệnh Ung Thư
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan