+Aa-
    Zalo

    Những tác hại nghiêm trọng khi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước lọc ngoài việc bú sữa mẹ sẽ có tác hại rất nghiêm trọng, có thể để lại những hậu quả nặng nề.

    Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước lọc ngoài việc bú sữa mẹ sẽ có tác hại rất nghiêm trọng, có thể để lại những hậu quả nặng nề.


    Cho trẻ uống nước lọc là thói quen của rất nhiều bà mẹ vì nghĩ rằng nước lọc rất lành, giúp bé sạch miệng, lại cung cấp thêm lượng chất lỏng vào cơ thể bé. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không cần thiết và nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến hậu quả “khôn lường”.

    Theo đó, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cần thêm bất kì lượng nước nào nữa từ bên ngoài. Trong sữa mẹ đã chứa 88% là nước và cung cấp tất cả các lượng chất lỏng mà bé cần.

    Kể cả trong những ngày đầu tiên khi bé mới chào đời, trước khi sữa mẹ “về”, “sữa non” tiết ra từ vú mẹ đã giúp em bé hấp thụ đủ nước.

    Nếu để bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng sau đây:

    Thiếu dinh dưỡng, trẻ còi cọc và chậm tăng cân

    Theo đó, khi cho trẻ uống nước sẽ bị đầy bụng và có cảm giác no vì kích thước dạ dày của bé còn rất nhỏ. Đến cữ sữa bé sẽ giảm lượng sữa và không thể bú cho đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

    Uống nhiều nước còn làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng như sữa bột. Ngoài ra, nước không cung cấp calo nhưng khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn, không thèm sữa, dẫn đến nhẹ cân, còi cọc.

    Tổn thương đến thận

    Thận của trẻ sơ sinh vẫn còn chưa hoàn thiện chức năng như người lớn. Do vậy, nếu bé uống nước quá nhiều sẽ khiến lượng sodium thoát ra ngoài theo cách thải nước thừa của hệ thống bài tiết. Đến lúc đó, áp lực sẽ ảnh hưởng đến thận và gây ra những vấn đề về thận.

    Nước không cung cấp calo nhưng khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn, không thèm sữa, dẫn đến nhẹ cân, còi cọc. (Ảnh minh họa)

    Nhiễm độc nước

    Theo các bác sĩ, nồng độ natri trong cơ thể bé sẽ bị loãng nếu được cho uống nước quá nhiều. Lượng natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Chính vì vậy mà việc uống thêm nước trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi có thể khiến trẻ bị thiếu hụt natri và từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của não.

    Dễ mắc bệnh

    Việc cho bé sơ sinh uống thêm nước có thể làm tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá nhanh và kéo dài thời gian nằm viện. Chưa kể, nguồn nước bé dùng có thể không an toàn, nhiễm asen và tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh tiêu chảy. Trong khi đó, nguồn nước từ sữa mẹ lại rất an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Tiêu chảy

    Trẻ nhỏ hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa non yếu, dễ có nguy cơ bị tiêu chảy, nếu nguồn nước không đảm bảo đủ sạch. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

    Đối với trẻ dưới trẻ 6 tháng tuổi và đang bú sữa mẹ hoàn toàn, các mẹ lưu ý không cần và tốt nhất là không nên cho trẻ uống nước lọc.

    Với trẻ bú sữa công thức, có thể cho uống ngụm nhỏ tráng lưỡi sau ăn. Tuy nhiên các chuyên gia nhi khuyến cáo là lượng nước không nên quá 30ml nước một ngày.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-tac-hai-nghiem-trong-khi-cho-tre-duoi-6-thang-tuoi-uong-nuoc-loc-a203024.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách chữa ho gà cho trẻ sơ sinh

    Cách chữa ho gà cho trẻ sơ sinh

    (ĐSPL) bệnh ho gà gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời nên khiến cha mẹ hết sức lo lắng.