+Aa-
    Zalo

    Những người không nên ăn rong biển kẻo "mang bệnh" vào người

    (ĐS&PL) - Mặc dù rong biển được coi là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món ăn này.

    Rong biển vốn thuộc nhóm tảo, sinh trưởng ở môi trường nước biển nên đặc tính cùng hàm lượng chất dinh dưỡng cũng khá khác biệt. Có nhiều loại rong biển ăn được, có hương vị, kết cấu và hình dáng độc đáo riêng; tuy nhiên, các loại phổ biến nhất là nori (rong biển khô), tảo bẹ, rong biển wakame, tảo bẹ kombu, tảo dulse và các loại tảo xanh lam như spirulina và chlorella.

    Rong biển là một nguồn cung cấp giàu chất xơ, axit béo omega 3, protein, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, riboflavin, niacin, axit folic, axit pantothenic, iốt, sắt, kẽm , đồng, selen, mangan, magiê, kali, phốt pho, natri và canxi.

    Mặc dù rong biển được coi là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, có những rủi ro có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá mức. 

    nhung nguoi khong nen an rong bien keo mang benh vao nguoi 1
    Những người không nên ăn rong biển kẻo "mang bệnh" vào người.

    Những người không nên ăn rong biển

    Người đang bị mụn nhọt

    Rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Đặc biệt đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, tuy ăn rong biển cũng không quá nguy hại nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.

    Người đang mắc bệnh cường giáp

    Nhóm người này cũng không thích hợp ăn rong biển. Do I ốt trong thực phẩm này khá cao có thể làm bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cao tốt nhất người bị bệnh cường giáp nên tránh ăn rong biển.

    Người có tì vị hư hàn

    Rong biển vốn có đặc tính hàn mát nên nếu thuộc đối tượng có tì vị hư hàn hoặc đang mắc chứng tiêu chảy kéo dài, hãy tham khảo lựa chọn thực phẩm khác thay thế.

    Thai phụ và trẻ nhỏ

    Đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1 - 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0,09mg I-ốt mỗi ngày.

    Ngoài ra, một số trường hợp sẽ bị lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy, nhất là đối với trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác.

    Những lưu ý khi ăn rong biển

    Chọn mua loại có ngày sản xuất gần nhất

    Khi mua rong biển chú ý chọn sản phẩm rong biển có ngày sản xuất gần nhất, vì nếu rong biển khô để lâu, lượng dinh dưỡng khoáng chất không còn được giữ lại như ban đầu.

    nhung nguoi khong nen an rong bien keo mang benh vao nguoi 2
    Những người không nên ăn rong biển kẻo "mang bệnh" vào người.

    Không ngâm nước quá lâu

    Khi ngâm rong biển khô trong nước, chỉ ngâm từ 5 – 10 phút cho rong biển nở đều, sau đó vớt ra để ráo trên rổ. Các khoáng chất và dưỡng chất trong chúng rất dễ thất thoát, do đó bạn nên hạn chế ngâm lâu trong nước.

    Không đun quá lâu

    Khi đun quá lâu, rong biển sẽ bị nhừ, mất ngon. Hơn nữa, khi nấu quá lâu, hàm lượng dinh dưỡng trong chúng sẽ hao hụt khá nhiều. Vì vậy, cách tốt nhất là cho vào nước sôi hoặc chảo nóng, rong biển vừa chín tới, rất ngon mà dinh dưỡng lại cao hơn.

    Không ăn rong biển liên tục với số lượng nhiều

    Xét về nguy cơ gây hại của thực phẩm này, Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, rong biển hay bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ gây hại nhất định nếu lạm dụng ăn quá nhiều. Ví dụ, trong rong biển có chứa hàm lượng I-ốt khá cao. Vì vậy, nếu thường xuyên sử dụng rong biển với số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng thừa I-ốt, dẫn đến nguy cơ bị cường giáp. Nếu thiếu I-ốt sẽ gây nhược giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, khiến trẻ kém thông minh. Tuy nhiên, nếu thừa I-ốt, người dùng dễ bị cường giáp và gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

    nhung nguoi khong nen an rong bien keo mang benh vao nguoi 3
    Những người không nên ăn rong biển kẻo "mang bệnh" vào người.

    Những thực phẩm không nên ăn cùng rong biển

    Rong biển không nên ăn chung với các nguyên liệu khác như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón.

    Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-khong-nen-an-rong-bien-keo-mang-benh-vao-nguoi-a615592.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan