+Aa-
    Zalo

    Những món ăn "thối" nhất thế giới vẫn tấp nập người ăn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một số đặc sản kỳ dị ở các quốc gia có mùi khó ngửi đến ám ảnh với nhiều người, nhưng với không ít thực khách nó lại là món ăn khoái khẩu.

    Một số đặc sản kỳ dị ở các quốc gia có mùi khó ngửi đến ám ảnh với nhiều người, nhưng với không ít thực khách nó lại là món ăn khoái khẩu.

    - Cá trích thối (Thụy Điển)

    Đây là một trong những món ăn truyền thống ở miền Bắc Thụy Điển. Cá trích sau khi bắt về thì bỏ đầu, đuôi rửa sạch và ướp muối trong khoảng 1 ngày để cá thấm đều gia vị.

    Tiếp đó, người dân đem ướp cá vào thùng, rồi đem ra phơi nắng trong khoảng 24 giờ, để cá bắt đầu lên men. Cuối cùng cá được đem vào phòng lạnh, đóng hộp và đưa ra thị trường.

    Cá trích lên men đậy trong hộp kín khiến áp suất tăng vì thế các hộp đựng cá thường căng phồng lên. Một số hãng bay đã cấm mang món này lên máy bay vì sợ gây mất an toàn cho hành khách.

    Người Thụy Điển ăn cá trích thối với bánh mì cứng mỏng, khoai tây luộc, hành, cà chua, bơ và sốt.

    - Cá đuối lên men bốc mùi thối (Hàn Quốc)

    Món ăn này được làm từ loại cá đuối không có bàng quang hay thận. Chất thải qua quá trình tiêu hóa của chúng chỉ đơn giản được tống ra ngoài qua da, dưới dạng axit uric.

    Thay vì ăn cá đuối tươi sống người Hàn Quốc lại xếp hàng chục con cá chồng lên nhau, để trong tủ lạnh cho đến khi cá bốc mùi. Khi đã đủ thối, họ sẽ lấy cá ra, thái lát mỏng và ăn sống.

    Khi làm thịt cá đuối lên men, axit uric trong da của nó sẽ chuyển hóa thành amoniac. Và nếu những ai đã từng tiếp xúc trực tiếp với amoniac, thì đều biết mùi hôi thối của nó như thế nào.

    Sau khi ăn, mùi thối còn “vương vấn” hàng giờ trên quần áo, da và tóc của thực khách. Đối với nhiều người Hàn Quốc, cá đuối càng thối thì càng thơm ngon. Miếng cá bốc mùi, màu hồng đậm là một món ăn đặc sản.

    - Cá mập thối (Iceland)

    Món cá này có mùi khai của ammoniac. Thịt của loại cá này rất độc nên người dân thường nên phải đun sôi nhiều lượt nước, sấy khô hoặc lên men trong khoảng 6 đến 12 tuần. Và người Iceland thường chọn cách chế biến thứ 3, tức là chôn cá xuống dưới đất cho chất độc phân giải thành amoniac. Sau thời gian tiêu chuẩn, họ đào lên rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời thêm vài tuần nữa rồi mới ăn.

    Ngoài ra, có một cách chế biến khác cũng đáng chú ý là treo cá mập trong kho cho tới khi thịt rữa ra. Theo đó, người ta sẽ cắt cá thành từng tảng, treo trong nhà, thịt rữa ra sẽ thải các axit uric độc hại có trong da. Cách chế biến này phải tránh ánh nắng mặt trời và có thời hạn từ 2 đến 4 tháng.

    - Đậu phụ thối (Trung Quốc)

    Đây là món ăn có mùi rất kinh khủng. Có rất nhiều cách để làm ra món đậu phụ thối và cũng tùy vào từng công thức gia truyền mà món ăn này có cấp độ thối khác nhau. Trong đó, nổi tiếng nhất chính là ngâm món ăn này trong hỗn hợp muối lên men đủ loại rau cải trong khoảng 2 năm để rau cải úng rã ra. Sau đó lọc lấy nước từ rau cải ngâm và cho đậu phụ vào ủ lên men. Đậu phụ ngâm nước muối rau cải càng lâu thì càng mềm ngon và tất nhiên là sẽ càng thối.

    Ở một số nơi, miếng đậu phụ thối thậm chí còn bị lên men tới mức đen sì và có mùi không khác gì bãi rác thải hữu cơ. Thế nhưng nếu chịu bịt mũi ăn thử, món ăn này chắc chắn không làm bạn thất vọng vì độ ngon của nó.

    - Canh thịt thối có giòi (Việt Nam)

    Thịt thối còn có tên là Kính Coong, là món ăn không thể thiếu trong các dịp quan trọng của dân tộc Khơ Mú (Sơn La).

    Để tạo ra thịt thối, họ treo thịt lên gác bếp hàng tuần, rồi hàng ngày vẩy nước để tạo độ ẩm, thu hút ruồi nhặng bay đến đậu vào làm tổ, mang theo cả vi sinh vật.

    Thịt không được tẩm ướp muối, gia vị mà treo chờ phân hủy đến khi bốc mùi thì mang ra chế biến, thịt càng thối càng đạt tiêu chuẩn và đặc biệt càng có nhiều giòi người chế biến càng thích, món ăn càng ngon. Họ chỉ treo những phần thịt dễ bị thối nhất như nội tạng, thịt bụng....

    Để nấu được món Kính Coong, người ta phải đổ nước hầm nát nhừ, rồi cho các loại rau củ quả, gia vị thêm một ít bột gạo cho sóng sánh. Trong số gia vị đó có đầy đủ tiêu rừng, tỏi, gừng, lá cây rừng, ớt, sả… giúp người ăn chữa bệnh dạ dày, gan, mật ổn định.

    - Natto - đậu nành lên men (Nhật Bản)

    Đậu nành Nhật Bản lên men rồi ủ trong những chiếc hũ, sau đó sẽ được đem ra nấu và ăn kèm cơm, súp Miso, sushi... Những hạt đậu nành dinh dính nâu nâu này có mùi nồng nặc hoàn toàn có thể làm ngộp bất cứ ai trong lần tò mò đầu tiên. Tuy nhiên, sau khi chế biến rồi thì natto sẽ mất bớt đi thứ mùi khó chịu này.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-mon-an-thoi-nhat-the-gioi-van-tap-nap-nguoi-an-a284279.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan