1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một trong những khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất của chế độ ăn dựa trên thực vật là ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm động vật và khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bởi vậy, mọi người nên tiết chế sản phẩm thịt có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hòa gồm thịt đỏ, thịt ba rọi, lạp xường, xúc xích.
Ngoài ra, người tiêu dùng không chỉ giảm lượng mà còn nên thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, chất béo không bão hòa đa như cá, hạt lanh và quả óc chó.
2. Giảm nguy cơ ung thư
Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất và mối liên hệ giữa việc ăn thịt và mắc ung thư ngày càng rõ ràng. Trong một nghiên cứu trên 35,000 phụ nữ đăng trên tạp chí Ung thư Anh, những người ăn thịt đỏ và thịt đã chế biến thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư vú cao.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên hệ tới các căn bệnh như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, và ung thư dạ dày. Mặt khác, thực phẩm thực vật có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư khác.
3. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Một số nghiên cứu cho thấy, chất béo và protein từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật có thể thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột kém lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất. Thay vào đó, protein thực vật và các hợp chất có lợi được gọi là polyphenol được tìm thấy trong thực phẩm thực vật có thể giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh. Nhìn chung, áp dụng chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm thực vật và hạn chế thịt có thể nuôi dưỡng vi khuẩn sẽ tăng cường sức khỏe.
4. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho thấy những người ăn chay giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa, một nhóm các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2, đột quỵ và bệnh tim.
Các chuyên gia thấy rằng chế độ ăn chú trọng thực phẩm từ thực vật lành mạnh làm giảm 34% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong khi chế độ ăn ít thực phẩm từ thực vật lành mạnh thực sự làm tăng 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Linh Chi(T/h)