+Aa-
    Zalo

    Những lệnh cấm nghe vô lý và “lãng xẹt” nhưng vẫn tồn tại trên thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nghe hết sức vô lý và lãng xẹt nhưng những lệnh cấm dưới đây vẫn tồn tại ở một số nước trên thế giới. Hãy cùng xem để lưu ý khi đến những quốc gia này du lịch nhé.

    Nghe hết sức vô lý và lãng xẹt nhưng những lệnh cấm dưới đây vẫn tồn tại ở một số nước trên thế giới. Hãy cùng xem để lưu ý khi đến những quốc gia này du lịch nhé.

    Iran cấm cắt tóc kiểu phương Tây

    Tại đất nước mà có đến gần 99% dân số theo đạo Hồi như Iran, những đặc điểm về ngoại hình, lối sống có xu hướng phương Tây hóa đều bị cấm kỵ, đặc biệt là những kiểu tóc, hay âm nhạc, quần jeans, và một số loài vật nuôi… Đặc biệt kiểu tóc phương Tây được cho là gây ra nhiều phiền phức nhất trong cộng đồng đạo Hồi ở đây.

    Những kiểu tóc mà chúng ta thường thấy vô cùng lãng tử hoặc hết sức phá cách như của Beckham hay Justin… tất cả đều bị xem là có hành vi chống phá chính phủ. Đơn giản là chính phủ nơi đây xem những việc có xu hướng phương Tây là sự tôn thờ các vị thần không chính thống hoặc quỷ dữ.

    Ả rập xê út cấm phụ nữ lái xe

    Lệnh cấm nghe rất kì lạ này bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới ở quốc gia đạo Hồi này. Theo đó, họ quan niệm phụ nữ sinh ra chỉ để thỏa mãn cho nhu cầu của đàn ông và là một cái máy đẻ chính hiệu, ngoài ra không có bất kì chức năng nào khác. Phụ nữ chỉ có thể có một chồng nhưng đàn ông thì khác. Và lệnh cấm phụ nữ lái xe cũng bắt đầu xuất phát từ quan niệm trên.

    Hy Lạp cấm trò chơi điện tử

    Ở Hy Lạp trò chơi điện tử bị cấm vì quốc gia này lo ngại rằng khó kiểm soát cờ bạc, nên đã cấm tất cả các trò chơi điện tử trên máy tính. Và một điểm đáng lưu ý là không chỉ những công dân Hy Lạp mà còn có cả người nước ngoài nếu sinh sống ở đây cũng phải tuân thủ quy định này nếu không muốn dính dáng đến luật pháp. Cấm các trò chơi điện tử dưới mọi hình thức và mức phạt cao nhất là có khi bạn phải đi tù chỉ vì lỡ chơi điện tử, điều luật được thi hành từ năm 2002.

    Pháp cấm nước sốt cà chua

    Cà chua được biết đến là một loại rau củ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da của phụ nữ. Đặc biệt nước sốt cà chua là một trong những thành phần không thể thiếu trong ẩm thức trên thế giới. Tuy vậy, tại nhiều trường học ở Pháp đều không cho phép sử dụng loại nguyên liệu này.

    Điều cấm được chính quyền thông qua nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe và thói quen ăn uống lành mạnh nhưng không làm mất đi bản sắc ẩm thực truyền thống của Pháp. Vậy nên cà chua thường chỉ được sử dụng khi ăn kèm với khoai tây chiên.

    Cộng hòa Burundi cấm chạy bộ

    Tình hình chính trị xã hội của Burundi nhiều năm qua không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa hai bộ tộc Hutu và Tutsi. Nên sau cuộc bầu cử vào năm 2005 cho đến nay, tình hình Burundi đã được cải thiện nhưng ở đó vẫn còn tồn tại những thách thức về an ninh và phát triển.

    Năm 2014, tổng thống Pierre Nkurunzira đã ban hành luật cấm chạy bộ vào buổi sáng vì đó có thể là cơ hội để tiến hành âm mưu tập hợp lực lượng để lật đổ chính quyền. Thực tế đã có nhiều nhóm đối tượng chống phá bị bắt khi tham gia chạy bộ ở đây. Vậy nên cứ cố tình không chấp hành lệnh cấm, bất cứ ai cũng có thể bị đi tù chung thân.

    Trung Quốc cấm hoa nhài

    Lệnh cấm bắt nguồn từ cuộc biểu tình vào năm 2011 tại Bắc Kinh, đòi hỏi nền dân chủ tại đây. Tiêu biểu là các cuộc biểu tình đòi quyền được cải thiện chất lượng cuộc sống, cắt giảm khoảng cách giàu nghèo và phản đối sự độc tài của chính phủ đương thời. Cuộc biểu tình trên khiến cho cộng đồng trong và ngoài nước đều nhớ tới cuộc cách mạng hoa nhài nổi tiếng ở Tunisia năm 2010. Nên Đảng CHDCND Trung Hoa đã thi hành lệnh cấm “hoa nhài” để giảm thiểu áp lực từ phía dư luận cũng như người dân.

    Đan Mạch cấm tự ý đặt tên con

    Nghe có vẻ kì lạ nhỉ, nhưng nó là sự thật ở Đan Mạch đấy. Nếu là công dân của quốc gia này, bạn sẽ không có quyền tự đặt tên cho con của mình mà phải dựa vào một danh sách có sẵn bao gồm 24.000 cái tên đã được chính phủ phê duyệt. Nếu cố tình vi phạm như tự đặt tên khác, kí tự đặt biệt thì phải được sự thông qua của một ủy ban kiểm định bên trong chính phủ.

    Malaysia cấm quần áo màu vàng

    Theo đó, tại đây có một nhóm biểu tình phản đối chính phủ, chống phá nhà nước họ thường xuyên lựa chọn màu vàng là màu sắc chủ đạo trong các cuộc biểu tình. Từ đó màu vàng được coi là màu sắc biểu tình và bị cấm tuyệt đối.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-lenh-cam-nghe-vo-ly-va-lang-xet-nhung-van-ton-tai-tren-the-gioi-a199920.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan