+Aa-
    Zalo

    Những điều cần biết trước khi phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình lại lo sắm sửa, chuẩn bị mâm lễ đầy đủ để tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Một tục lệ không thể thiếu trong ngày này là phóng sinh cá

    23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình lại lo sắm sửa, chuẩn bị mâm lễ đầy đủ để tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Một tục lệ không thể thiếu trong ngày này là phóng sinh cá chép.

    Theo Đại đức Thích Đức Thiện (Trụ trì chùa Phật Tích, Bắc Ninh), phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chính kiến chứ không chạy theo số đông…

    Phóng sinh vốn là việc tốt, nhưng phải thả cá vào môi trường cá sống được mới đúng tinh thần hiếu sinh, kẻo việc làm thì tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Và nếu cá chết còn làm ảnh hưởng tới môi trường.

    Nhiều người có tinh thần phóng sinh, nhưng làm như một nghi lễ mang tính hình thức. Họ mua cá về bày ra để cúng lễ cả giờ, thậm chí nửa ngày mới đem đi phóng sinh, khiến những con cá yếu bị chết. Hoặc thả cá nơi ao tù nước đọng, nơi nước ô nhiễm... thì cá khó có thể sống.

    Ảnh minh họa.

    Có nhiều lưu ý rất quan trọng trong việc cúng cá chép ngày 23 tháng chạp như sau:

    Chọn cá, cần chọn mua những con cá chép khỏe mạnh, bơi nhanh, quẫy mạnh, không tróc vẩy thì mới sống được lâu ở nơi nước lạ.

    Về thời gian thả cá, quan niệm dân gian chỉ ra rằng, cá chép nên thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23/12) để Táo quân có đủ thời gian lên chầu trời.

    Về địa điểm, trước khi thả cần tìm hiểu môi trường định thả cá chép chất lượng nước có ô nhiễm không, nông hay sâu, có thích hợp để cá chép sống lâu không? Không nên thả cá nơi ao tù nước đọng, hay sông suối ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót. Không nên đổ cá lại vào ao nhà mình vì như thế không phải là phóng sinh. Thả xong cá nên đi về, cả ngày hôm đó không nên đi qua nơi thả cá nữa.

    Về số lượng cá, có thể phóng sinh 3 - 5, hay nhiều cá chép hơn, số lượng tùy tâm, công đức không phân lượng nhiều ít, hay cá lớn nhỏ, mà phụ thuộc vào tâm rộng mở của người phóng sinh và phóng sinh cá càng nhanh càng tốt.

    Cách thức thả cá, hãy nhẹ nhàng thả từng con, thả xuống ở nhiều nơi, không nên thả tập trung nhiều một chỗ để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết. Thả cá mang theo sự thành kính chứ không phải vứt xuống ao hồ làm cho có lệ. Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị sóng xô dạt lại vào bờ.

    Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị sóng xô dạt lại vào bờ.

    Cá bị săn bắt ngày nào cũng có, sự nguy cấp như nhau. Không nên gọi điện thoại đặt mua cá trước, mà ra chợ thấy cá thì mua tùy tâm. Như thế tránh được việc huy động người buôn bán mua nhiều cá để đáp ứng nhu cầu. Cũng không nên mua cá nhiều lần ở một cá nhân, địa điểm và không có tính chất định kỳ… để tránh cá bị đánh bắt lại.

    Ngoài ra, dân gian còn kiêng phóng sinh cá thì không nên ăn cá ngày hôm đó để thể hiện tấm lòng từ bi. Không nên xem ngày giờ tốt xấu, hay chờ khi có lễ lớn mới phóng sinh để có nhiều phúc đức – đó là mê tín.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-phong-sinh-ca-chep-ngay-ong-cong-ong-tao-a219045.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan