(ĐSPL) - Sau khi đăng cơ, Võ Tắc Thiên đã cho “nuôi” rất nhiều mỹ nam ở hậu cung để đáp ứng nhu cầu tình dục của bản thân. Thế rồi những bóng nam nhân đó lại chết thảm dưới tay bà.
1. Những nam nhân đi qua cuộc đời Võ Tắc Thiên
Theo ghi chép của lịch sử, sau khi đăng cơ, Võ Tắc Thiên đã cho “nuôi” rất nhiều mỹ nam ở hậu cung để đáp ứng nhu cầu tình dục của bản thân. Trong đó, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, Thẩm Nam Mậu, Tiết Hoài Nghĩa là bốn trong số những nam nhân được Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái.
Chuyện tình với tiểu hòa thượng hay kẻ bán thuốc rong
Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, được tiến cung làm tì thiếp cho Đường Thái Tông nhà Đường năm 637 và được phong làm Tài nhân.
Chuyện tình với chú tiểu Phùng Tiểu Bảo. |
Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Chiếu buộc phải xuống tóc đi tu tại chùa Cảm Nghiệp và đem lòng yêu một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Tiết Hoài Nghĩa (Phùng Tiểu Bảo) được mô tả trong Cựu Đường thư và Tân Đường thư là người có mặt đẹp, tướng mạo bất phàm, thân hình cao to uy mãnh. Sử sách ghi lại, lần đầu tiên hai người gặp nhau Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi, Phùng Tiểu Bảo vừa tròn 17.
Khi thái tử Lý Trị lên ngôi hoàng đế, Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, khiến Phùng Tiểu Bảo bất ngờ và đau khổ. Để có thể níu kéo được mối tình với người đẹp, mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn thỉnh thoảng lén gặp người cũ.
Về sau, khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế đã yêu cầu Tiểu Bảo hoàn tục, đưa vào cung và tự xưng là chú họ, đổi tên là Tiết Hoài Nghĩa.
Hoài Nghĩa được Võ hậu hết sức sủng ái, yêu chiều. |
Có sử liệu lại ghi, Phùng Tiểu Bảo là một kẻ bán thuốc rong, được Thái Bình công chúa phát hiện nhờ vẻ ngoài khôi ngô nên giới thiệu cho mẹ.
Tuy vậy, lúc này Cao Tông vừa qua đời, Võ Tắc Thiên liền cho Phùng Tiểu Bảo xuất gia để ra vào cung một cách dễ dàng.
Bà đặt pháp hiệu cho Tiểu Bảo là Hoài Nghĩa. Sau đó, Võ hậu muốn người tình có một xuất thân danh giá, quý tộc bèn nhờ tới con rể Tiết Thiệu - chồng của Thái Bình công chúa, nhận Phùng Tiểu Bảo làm chú, đổi tên thành Tiết Hoài Nghĩa.
Ở độ tuổi 60, những ẩn ức dồn nén bấy lâu nay của Võ Tắc Thiên được dịp bung nở, bà ngày đêm quấn quýt bên người tình trẻ. Những cuộc ái ân với Tiết Hoài Nghĩa không chỉ giúp Võ Tắc Thiên có lại sức sống của tuổi thanh xuân mà còn thỏa mãn những nhu cầu cả về sinh lý lẫn tâm lý.
Nhờ tài ăn nói khéo léo cộng với vẻ ngoài bảnh bao công tử, Thái Bình công chúa đã bị Hoài Nghĩa làm cho say đắm.
Hai đại mỹ nam anh em họ Trương
Sau khi Hoài Nghĩa qua đời, Thái Bình công chúa đã giới thiệu cho Võ Tắc Thiên người em trai của chồng làm bầu bạn. Theo sử sách ghi lại, người đàn ông này có tên là Trương Sướng Tôn, đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Tắc Thiên rất vui.
Hai đại mỹ nam họ Trương. |
Có sử liệu đã ghi: 'Trương Xương Tông có khuôn mặt trong sáng như pha lê với ánh mắt và khóe miệng luôn hút hồn người đối diện'. Trong cuốn Cựu Đường thư ví von Trương Xương Tông sở hữu gương mặt đẹp như hoa sen.
Lần đầu tiên gặp gỡ Trương Xương Tông, Võ Tắc Thiên đã lập tức đắm đuối tới mức mê mẩn. Sau đó không lâu, chàng trai họ Trương đã được lệnh vào cung để hầu hạ hoàng đế và trở thành một cánh tay đắc lực giúp việc cho Võ Tắc Thiên.
Võ hậu (Đặng Tuệ Văn) và Trương Dịch Chi (Mễ Nhiệt) trong Chế tạo mỹ nhân. |
Nhờ có sự chăm sóc ân cần và chu đáo từ Trương mà thần sắc cũng như tinh thần của Võ hoàng đế thay đổi rõ rệt. Cũng chính vì lý do này mà Trương Xương Tông được Võ Tắc Thiên vô cùng ân sủng.
Không lâu sau, Trương Xương Tông tiến cử em trai mình là Trương Dich Chi cũng là một mỹ nam vào hầu hạ Võ hậu. Trương Dịch Chi mới ngoài 20, nước da trắng trẻo, dáng dấp mềm mại, uyển chuyển. Hai kẻ họ Trương đều được liệt vào hàng đệ nhất mỹ nam trong thiên hạ bấy giờ.
Võ Tắc Thiên hết lòng sủng ái Trương Dịch Chi. |
Năm 698 Võ Tắc Thiên lập ra Khống Hạc giám, sau đổi tên thành Phụng Chấn phủ, do anh em nhà họ Trương quản lý, nghiễm nhiên trở thành tam cung lục viện của nữ hoàng đế.
Có truyền thuyết nói về Diện thủ tam thiên – 3 nghìn trai đẹp trong hậu cung của Võ Tắc Thiên, dù không được ghi chép trong chính sử nhưng việc bà tuyển chọn rộng rãi và sủng ái giai đẹp là có thật.
Mối tình đơn phương với Địch Nhân Kiệt
Ít ai biết Võ Tắc Thiên còn đem lòng yêu thầm một người đàn ông khác dù người này đã từ chối tình cảm của bà. Mối tình đơn phương đó chính là thần thám Địch Nhân Kiệt.
Địch Nhân Kiệt văn võ toàn tài, làm tể tướng dẫn binh phá Khiết Đan và biết nhìn người, tiến cử không ít nhân tài cho Võ Tắc Thiên, được bà gọi thân mật là Quốc lão.
Sự tin tưởng của Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt không chỉ là niềm tin của một vị vua giành cho Đại thần mà là thứ tình cảm sâu sắc, tình yêu đơn phương. Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào chầu, Võ hậu đều ngăn không cho quỳ lạy mình. Địch Nhân Kiệt từng nhiều lần cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho.
Nhiều lần Võ Tắc Thiên bày tỏ tình cảm đều bị Địch Nhân Kiệt từ chối. Và cả đời bà dù cặp kè với nhiều người đàn ông khác nhau nhưng vẫn dành tình cảm đặc biệt cho vị quan nổi tiếng này.
2. Yêu say đắm nhưng vẫn ra tay thảm sát người tình
Trở thành hoàng đế là thời điểm Võ Tắc Thiên bộc lộ rõ nhất tính trăng hoa của mình. Theo truyền thuyết dân gian, bà có rất nhiều người tình, trong đó có thể kể tới anh em Trương Xương Tông và Trương Diệc Chi, Trầm thái y hay Phùng Tiểu Bảo.
Hình ảnh trên màn ảnh. |
Tuy nhiên, họ chỉ ở bên Võ Hậu được một thời gian rồi sau đó tất cả đều bị hại chết. Như Phùng Tiểu Bảo bị Võ Tắc Thiên sai Thái Bình công chúa dùng cung nữ đánh cho tới chết rồi đem xác trộn với bùn.
Trong phần lớn các tác phẩm, Võ Tắc Thiên luôn được nhắc tới như một người phụ nữ đa tình. |
Cũng có sử sách ghi lại, khi Thái Bình công chúa biết Tiết Hoài Nghĩa chính là người tình bí mật của mẹ, nàng đã gặp Võ Tắc Thiên và trình bày nguyện vọng muốn xử phạt kẻ dâm đãng này. Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh thủ tiêu người tình từ thuở hàn vi. Xác của Hoài Nghĩa bị đốt thành tro vùi xuống bùn sâu.
Chân dung vua Đường Huyền Tông. |
Khi bị thất sủng, Võ Hậu sai người giết họ rồi vứt xác xuống hồ. Sau này, Đường Huyền Tông (685 - 762) Lý Long Cơ lật đổ Võ Tắc Thiên đã sai đào hồ và phát hiện hàng đống xương người bên dưới.
Tạm kết: Có một sự thật là rất nhiều chi tiết trong các câu chuyện về Võ Tắc Thiên chỉ là lời kể truyền miệng của dân gian. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận và bàn cãi về tính xác thực của những câu chuyện này.
MỸ AN(Tổng hợp)
Nguồn: Khoa học.TV, VTC News, Khám Phá
Xem thêm video:
[mecloud]JdUpGdE3Pk[/mecloud]