+Aa-
    Zalo

    Những bộ phận dù vô dụng nhưng vẫn xuất hiện trên cơ thể con người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khá là vô dụng và nhiều khi còn gây phiền toái cho con người nhưng những bộ phận dưới đây vẫn xuất hiện trên cơ thể con người.

    (ĐSPL) - Khá là vô dụng và nhiều khi còn gây phiền toái cho con người nhưng những bộ phận dưới đây vẫn xuất hiện trên cơ thể con người.

    Răng khôn

    Con người từ thời tiền sử chủ yếu phải gặm xương và các thức ăn cứng nên thường xuyên bị gãy răng. Răng khôn có tác dụng "đề phòng", để thay thế cho các răng gãy.


    Tuy nhiên, từ khi phát minh ra lửa, con người đã có cách để làm mềm thức ăn, từ đó răng cũng nhỏ gọn hơn, hàm cũng nhỏ lại, không đủ chỗ cho răng khôn “trồi lên” đúng vị trí nữa. Hệ quả là nó mọc lệch và khiến cả hàm đau nhức không thể tả, chưa kể còn gây hại cho các răng khác.

    Mí mắt thứ ba (plica semilunaris)

    Đây là phần còn lại của cái gọi là "màng nháy" như gà, thằn lằn và cá mập. Tuy nhiên, nó chỉ còn sót lại ở trong góc, cạnh ống dẫn nước mắt. Theo đó, lớp mí này đóng vai trò như một cánh cửa kéo ngang giúp con vật tạo thành một lớp màng chắn bảo vệ mắt khỏi ánh Mặt trời (như kính râm), hoặc trở thành “kính bơi” khi chúng xuống nước.


    Thậm chí, nó còn giúp làm sạch mắt rất hiệu quả. Tuy nhiên, theo thời gian bộ phận này đã bị vô hiệu hóa và trở thành một cơ quan… vô dụng.

    Lông

    Hẳn một số bạn đã từng thắc mắc tại sao trên cơ thể con người lại có lông? Sự xuất hiện của nó thật ra khá là vô dụng. Con người tiến hóa từ loài vượn lông lá nên chúng ta cũng có rất nhiều lông trên cơ thể nhằm mục đích giữ ấm.


    Tuy nhiên, theo quá trình tiến hóa, lông của con người rụng dần và đến thời điểm hiện tại, hầu như nó không còn tác dụng gì vì chúng ta đã có rất nhiều cách giữ ấm mà không cần đến lông.

    Ruột thừa

    Theo các nhà khoa học, ruột thừa là túi nhỏ gắn với phần ruột già, rất hữu ích với con người chủ yếu ăn rau cỏ và những thức ăn khó tiêu hóa thời xưa.


    Theo thời gian, thức ăn dễ ăn hơn và ruột thừa cũng giảm chức năng của nó đi nhiều. Tuy nhiên, gần đây người ta phát hiện ra rằng, ruột thừa có thể dùng trong phẫu thuật tạo hình để thay thế cho bàng quang bị cắt bỏ.

    Amidan và hạch vòm họng

    Thường amidan bị cắt bỏ bởi đến một lúc nào đó, nó có thể bị sưng do nhiễm trùng. Việc cắt bỏ amidan không gây hại gì đến cơ thể cũng như sức khỏe chúng ta.


    Giống như amidan, hạch vòm họng tuy có thể ngăn ngừa vi khuẩn nhưng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi trùng và dễ bị sưng. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì nó teo theo độ tuổi. Nếu không, bạn có thể cắt bỏ nó cùng với Amidan.

    Vú của nam giới


    Quá trình hình thành vú của nam giới và nữ giới đều giống nhau trong bào thai. Tuy nhiên, vú của nam khá nhỏ và gần như “chỉ để trang trí” vì thiếu estrogen vốn chỉ có ở phụ nữ. Trên thế giới, hiện vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vú nam giới phát triển, có thể tạo sữa và bị ung thư vú giống như nữ giới.

    Xương cụt (đuôi)

    Đây chính là “vết tích” còn sót lại của chiếc đuôi trong quá trình tiến hóa từ động vật, có tác dụng giữ thăng bằng. Thế nhưng khi con người đứng thẳng và tự giữ thăng bằng được, chiếc đuôi này cũng ngắn dần và không còn nữa.


    Tuy nhiên, thế giới vẫn ghi nhận được các trường hợp người có đuôi dài như cậu bé Arshid Ali Khan, ở Punjab, Ấn Độ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-bo-phan-du-vo-dung-nhung-van-xuat-hien-tren-co-the-con-nguoi-a177102.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan