+Aa-
    Zalo

    Những bí quyết hay trong cách nuôi dạy con của người do Thái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Người Do Thái còn nổi tiếng khắp thế giới với sự thông minh, nghị lực, giàu có. Bí quyết ở đây chính là cách giáo dục con tuyệt đỉnh với những nguyên tắc riêng

    (ĐSPL) - Người Do Thái còn nổi tiếng khắp thế giới với sự thông minh, nghị lực, giàu có. Bí quyết ở đây chính là cách giáo dục con tuyệt đỉnh với những nguyên tắc đặc trưng rất riêng của người Do Thái. Các mẹ hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để ứng dụng vào việc dạy con của mình nhé.

    Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.
    Ngày nay, dân số Do Thái dao động ở khoảng từ 12 đến 14 triệu. Theo báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

    Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.

    Cha mẹ là quân sư của con

    Báo Vnepress có đăng tải theo chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel - đất nước của người Do Thái - để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt.

    Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa "Tình yêu dòng nước mát" và "tình yêu dòng máu đào", người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn "dòng máu đào" là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
    Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

    "Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn .luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này", bà Hải Lý chia sẻ. 

    Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

    Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

    Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông thường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.

    Dạy trẻ về tiền theo từng giai đoạn của người do Thái

    ảnh internet.

    Ngay khi trẻ bi bô tập nói, các bậc cha mẹ Do Thái đã cho con nhận biết tiền xu hay tiền giấy, dạy trẻ tiền có thể mua được những thứ gì bằng cách đổi đồ vật và tiền từ đâu mà có.

    Sau đó, khi các con lớn hơn một chút, cha mẹ sẽ giao khoản tiền nhất định để chúng tự do lập kế hoạch chi tiêu khoa học cho những nhu cầu cần thiết của bản thân. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách "liệu cơm gắp mắm” và chịu trách nhiệm về cách chi tiêu của mình.

    Giai đoạn thứ ba là kiếm tiền. Đây là thời điểm quan trọng giúp con cái hiểu được giá trị đồng tiền, những quy tắc đơn giản trong kinh doanh như quay vòng vốn, lấy công làm lãi và chúng sẽ hưởng được thành quả xứng đáng với công sức thực tế bỏ ra. Từ đó, trẻ hình thành tư duy tài chính linh hoạt, bạo dạn và năng động hơn.

    Khi đã kiếm được tiền, các bé sẽ phải học cách quản lý tài sản mình có, thông qua các lựa chọn như gửi tiền ngân hàng, bỏ tiết kiệm hoặc dùng vào việc đầu tư nhỏ khác.

    Các bậc cha mẹ Do Thái sẽ giúp con hiểu được ý nghĩa của sức lao động. Cách thức này không nhằm mục đích biến trẻ thành chiếc máy kiếm tiền hay thần giữ của. Đây là món quà các bậc cha mẹ tặng cho con cái, giúp chúng có những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này và trở thành người thành công trong tương lai.

    Cuối cùng, cách dạy con của người Do Thái với các tư duy: dạy con tự lập, học đi đôi với hành, vượt khó khăn, thử thách…. bố mẹ giữ vai trò quân sư cho con đã mang lại thành công, trí tuệ, sự thông minh cho dân tộc chỉ có chưa đến 14 triệu dân và là bài học quý báu để chúng ta tham khảo về cách nuôi và dạy con một cách tốt nhất.

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-bi-quyet-hay-trong-cach-nuoi-day-con-cua-nguoi-do-thai-a177299.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan