+Aa-
    Zalo

    Nhìn thấy mẹ có biểu hiện khác thường, cậu con trai có hành động khiến dân tình cũng khen nức nở

    (ĐS&PL) - Mới đây, một đoạn video ngắn về người phụ nữ có dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh và cách xoa dịu của cậu con trai nhỏ khiến ai nấy xem xong đều không khỏi nghẹn lòng.

    Cụ thể, đoạn video do camera ghi lại thời điểm này trong phòng ngủ là hình ảnh 1 em bé mới sinh được ít ngày được mẹ đặt trên giường. Trong khi người mẹ ngồi cạnh bé để trông nom, nhưng biểu cảm có vẻ rất mệt mỏi, suy sụp.  Vài giây sau, người phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, cả người run run và bắt đầu ôm mặt khóc. 

    nhin thay me co bieu hien khac thuong cau con trai co hanh dong khien dan tinh cung khen nuc no2
    Cậu bé tiến lại hỏi han mẹ. 

    Nghe thấy tiếng mẹ khóc, cậu con trai khoảng 3 tuổi đang ngồi chơi dưới đất liền tiến lại gần về phía mẹ. Dù không hiểu vì sao mẹ có biểu hiện "lạ" như vậy nhưng cậu bé đã nhanh chóng giúp mẹ xoa dịu bằng cách với tay ôm người phụ nữ. 

    nhin thay me co bieu hien khac thuong cau con trai co hanh dong khien dan tinh cung khen nuc no1
    Cậu bé ôm mẹ vỗ về.

    Cử chỉ ôm ôm nhẹ nhàng của cậu bé khiến tâm trạng người mẹ tốt lên không ít. Cô dựa nhẹ vào vai con trai nhỏ, biểu cảm gương mặt thoải mái hơn hẳn lúc trước. Sau đó, bé trai còn lấy khăn giấy giúp mẹ lau nước mắt, người mẹ không kìm được cảm xúc, tiếp tục ôm con vào lòng.  

    Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã khiến nhiều người xem không khỏi cảm động. Ai nấy đều cảm tình trước sự hiểu chuyện của cậu con trai. Ngoài ra, một số ý kiến đồng cảm về căn bệnh trầm cảm sau sinh của người phụ nữ, theo Saostar.

    nhin-thay-me-co-bieu-hien-khac-thuong-cau-con-trai-co-hanh-dong-khien-dan-tinh-cung-khen-nuc-no3.mp4

    Trầm cảm sau sinh là gì?

    Trầm cảm sau sinh là tình trạng buồn bã, chán nản, mệt mỏi và tuyệt vọng kéo dài trên hai tuần ở phụ nữ sau khi sinh con. Trầm cảm sau sinh khá phổ biến nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Dưới đây là cách nhận biết và phòng tránh trầm cảm sau sinh:

    Chia sẻ trên báo Hà Nội mới về một số dấu hiệu trầm cảm sau sinh, Thạc sĩ Tâm lý Đoàn Thị Hương cho biết: Một số khảo sát cho thấy, có đến 70-80% phụ nữ sau sinh trải qua “hội chứng trầm cảm thoáng qua” như dễ nhạy cảm, dễ khóc, dễ cảm thấy quá tải, dễ bị tổn thương. Các triệu chứng này chỉ tồn tại tối đa từ 2 đến 3 tuần, sau đó, đa phần sẽ tự phục hồi nếu được nghỉ ngơi, chia sẻ.

    nhin thay me co bieu hien khac thuong cau con trai co hanh dong khien dan tinh cung khen nuc no3
    Trầm cảm sau sinh khá phổ biến nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên, nếu sau từ 2 đến 3 tuần mà người mẹ vẫn thường xuyên cảm thấy hoảng hốt, lo lắng, có triệu chứng tăng nặng.. thì phải có sự can thiệp càng sớm càng tốt để ngăn chặn nguy cơ trầm cảm sau sinh.

    Với các trường hợp trầm cảm có dấu hiệu loạn thần (thường chiếm tỷ lệ khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh), chuyên gia lưu ý: Cần nhận diện sớm để có sự can thiệp từ xa; đưa người mẹ đi thăm khám sức khỏe sau sinh nếu xuất hiện dấu hiệu căng thẳng tâm lý để sớm kiểm soát nguy cơ. Đồng thời, hạn chế tối đa tình trạng người thân, người quen nêu lên những yêu cầu áp đặt, hoặc có thái độ bình luận phê phán, đổ lỗi mang tính định kiến giới, bình thường hóa sự vất vả của phụ nữ sau sinh, gây tác động không tốt đến hệ thần kinh của người mẹ...

    Chuyên gia Đoàn Thị Hương nhấn mạnh: “Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần trước - trong và sau sinh đều rất quan trọng. Tình trạng trầm cảm sau sinh dễ xảy ra đối với các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn, chưa được chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, thể chất, công việc, phải chịu áp lực cao từ môi trường bên ngoài".

    Chính vì vậy, những người mẹ sau sinh rất cần có được nguồn lực hỗ trợ từ những người thân xung quanh bằng hành động, thay vì chỉ cho lời khuyên.

    Đặc biệt, những người có tiền sử trầm cảm, lo âu hoặc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cần được quan tâm nhiều hơn trước khi tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng, qua đó, hạn chế tối đa tác động tiêu cực.

    Làm thế nào để phòng tránh trầm cảm sau sinh?

    Trầm cảm sau sinh là điều không ai mong muốn, nhưng đôi khi nó xuất hiện bất ngờ làm xáo trộn và gây khó khăn cho cuộc sống của người mẹ và gia đình. Trầm cảm sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc của trẻ. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai và sinh con thì nên duy trì một vài biện pháp dưới đây để có thể làm giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh:

    - Chế độ ăn uống: Bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng vì đây là giai đoạn đang cho con bú. Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng và có một cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng tốt như: hạnh nhân, cá, quả bơ, chuối, táo, dừa, cải bó xôi, đậu nành, lúa mì, bánh mì, socola đen…

    nhin thay me co bieu hien khac thuong cau con trai co hanh dong khien dan tinh cung khen nuc no4
     Trầm cảm sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc của trẻ. Ảnh minh họa.

    - Tập thể dục: Vận động có tác dụng rất tốt để nâng cao tinh thần và cải thiện cảm xúc. Bạn hãy dành thời gian mỗi ngày để đi bộ, tập yoga, thiền hoặc tập một vài bài tập phù hợp.

    - Nghỉ ngơi đầy đủ: Suy nhược và ngủ không đủ giấc có thể khiến bạn bị căng thẳng và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Vì vậy ngủ đủ giấc rất quan trọng để tâm trạng của bạn luôn tốt. Nhiều người mẹ thường tranh thủ lúc con ngủ để làm việc nhà hoặc hoàn thành công việc. Điều này không hề tốt vì bạn sẽ không thể ngủ được khi con bạn đang thức. Các bà mẹ được khuyên là hãy sinh hoạt theo giờ giấc của con mình. Hãy cố gắng ngủ khi con bạn đang ngủ.

    - Thư giãn: Bạn hãy dành thời gian cho chính mình để làm những gì bạn yêu thích. Xua tan mọi suy nghĩ và thả lỏng cơ thể sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn nên chơi đùa với con để tăng sự gắn bó.

    - Sự hỗ trợ từ người thân: Sự chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tinh thần từ gia đình là rất quan trọng để bạn không bị trầm cảm. Đặc biệt là sự động viên của người chồng quan trọng hơn cả để giúp người phụ nữ có cảm giác yên tâm và tự tin hơn trong vai trò mới của mình. Quan trọng là bạn hãy cố gắng cởi mở và trò chuyện nhiều hơn với chồng, gia đình hoặc ai đó biết lắng nghe về những cảm xúc mà mình đang có.

    - Chăm sóc bản thân: Sau khi sinh con, có nhiều phụ nữ bỏ bê không chăm sóc vẻ ngoài của mình. Điều này qua thời gian có thể khiến họ cảm thấy chán nản. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc sức khỏe thì việc làm đẹp cho bản thân cũng rất cần thiết để tăng sự tự tin và lạc quan.

    - Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ tích cực là liều thuốc quan trọng cho những vấn đề mà bạn gặp phải. Có cái nhìn tích cực về bản thân, về cuộc sống tương lai, về vai trò làm mẹ và về đứa con của mình sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh.

    - Có sự chuẩn bị đầy đủ: Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về mang thai và sinh con. Điều này sẽ giúp bạn bớt lo lắng, sợ hãi và có khả năng giải quyết một số vấn đề gặp phải trong quá trình mang thai và chăm sóc con. Ngoài ra, tham gia một vài khóa học cho phụ nữ mang thai hoặc khóa học chăm con cũng mang lại lợi ích cho bạn.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhin-thay-me-co-bieu-hien-khac-thuong-cau-con-trai-co-hanh-dong-khien-dan-tinh-cung-khen-nuc-no-a601519.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan