+Aa-
    Zalo

    Nhiều nước không ký tuyên bố chung tại hội nghị hòa bình cho Ukraine

    (ĐS&PL) - Hơn 90 quốc gia đã tham gia các cuộc đàm phán tại Hội nghị. Đa số đã chấp thuận thông qua tuyên bố chung, tuy nhiên vẫn còn nhiều quốc gia không đồng thuận.

    Times Of India dẫn nguồn từ giới chức Thụy Sĩ, nơi tổ chức hội nghị hòa bình, cho hay Brazil, Ấn Độ, Ảrập Xêút, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nằm trong số những nước tham dự sự kiện lần này nhưng không ký vào tuyên bố chung.

    Trong khi đó 80 quốc gia khác, bao gồm Hungary, Serbia, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ... và 4 tổ chức quốc tế đã ký tuyên bố chung cuối cùng về hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine có nội dung “kêu gọi tôn trọng đường biên giới được quốc tế công nhận; đặt nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia dưới sự kiểm soát của Kiev; duy trì hoạt động tiếp cận các cảng biển ở Biển Đen và Biển Azov cũng như vấn đề trao trả tù binh”.

    Danh sách các nước ký tuyên bố chung và không ký đã được ban tổ chức hiển thị trên màn hình của trung tâm báo chí tại khu nghỉ dưỡng Buergenstock, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

    Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine diễn ra tại Thụy Sĩ từ ngày 15 đến 16/6 (Ảnh: Euronews).

    Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine diễn ra tại Thụy Sĩ từ ngày 15 đến 16/6 (Ảnh: Euronews).

    Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine được tổ chức trong 2 ngày 15 và 16/6. Tham dự hội nghị có đại diện của tổng cộng 92 quốc gia.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay các bên tham dự đồng ý sau này sẽ tiếp tục làm việc theo các nhóm đặc biệt và một khi "các kế hoạch hành động vì hòa bình" đã sẵn sàng, con đường đến hội nghị thứ 2 sẽ mở ra.

    Ông ca ngợi rằng hội nghị là "những bước đầu tiên đến hòa bình" và cho rằng tuyên bố chung vẫn mở ra với "những ai tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, hội nghị này có thể sẽ có ít tác động cụ thể vì Nga không được mời tham dự.

    Hội nghị này cũng nhằm thu hút sự chú ý trở lại cho vấn đề Ukraine sau thời gian cộng đồng quốc tế tập trung nhiều hơn cho cuộc xung đột ở Gaza, các cuộc bầu cử quốc gia và các mối quan tâm khác.

    Ba chủ đề về an toàn hạt nhân, an ninh lương thực và trao đổi tù nhân được nêu trong tuyên bố chung. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho hay họ đã đưa ra "những điều kiện tối thiểu" để đàm phán với Nga, ám chỉ rằng còn nhiều vấn đề bất đồng khác giữa Kiev và Moscow, vốn sẽ khó giải quyết hơn.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo nước này sẽ không tham dự hội nghị vì Bắc Kinh cho rằng cần có sự tham gia bình đẳng của Nga và Ukraine.

    Theo Bộ trên, Trung Quốc luôn khẳng định rằng một hội nghị hòa bình quốc tế phải được tổ chức với ba yếu tố quan trọng: đại diện của cả Nga và Ukraine phải có mặt, sự tham gia của tất cả các bên phải bình đẳng và mọi kế hoạch hòa bình phải được xem xét công bằng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhieu-nuoc-khong-ky-tuyen-bo-chung-tai-hoi-nghi-hoa-binh-cho-ukraine-a435156.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan