+Aa-
    Zalo

    Châu Âu bất ngờ có động thái "nóng" liên quan tới kịch bản đưa quân tới Ukraine

    (ĐS&PL) - Các nước châu Âu đang thảo luận về việc triển khai lực lượng lên tới 100.000 quân tới Ukraine trong trường hợp có lệnh ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.

    Reuters đưa tin, Các quốc gia châu Âu đang thảo luận về việc gửi quân tới Ukraine trong trường hợp ngừng bắn hoặc đạt được thỏa thuận hòa bình, giữa bối cảnh thống thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ không đưa quân đội Mỹ tới để bảo đảm an ninh.

    Các cuộc đàm phán do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thúc đẩy hiện đang ở giai đoạn đầu, nhưng đã bộc lộ sự chia rẽ về mục tiêu và nhiệm vụ có thể có của phái bộ này. Các quan chức Italy được cho là đề cập đến việc gìn giữ hòa bình, trong khi các quan chức Pháp và Ukraine tập trung vào việc răn đe. 

    Giữa tình hình Ukraine đang ở thế yếu trong cuộc xung đột, các nhà lãnh đạo châu Âu liên tục nhấn mạnh việc họ vẫn đang tập trung vào việc tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế cho Kiev.

    Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, một số quan chức đang cân nhắc cách các quốc gia châu Âu có thể bảo đảm an ninh cho Ukraine, bao gồm cả việc thông qua lực lượng hàng chục nghìn binh lính được điều tới Ukraine.

    Một lực lượng như vậy được cho là sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga và gây sức ép lên quân đội châu Âu, vốn đã cạn kiệt kho vũ khí do viện trợ cho Ukraine và quen phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ cho các nhiệm vụ lớn.

    Quân nhân Đức tham gia cuộc tập trận quân sự Quadriga 2024 tại Pabrade, Litva ngày 29/5/2024. Ảnh: Reuters

    Quân nhân Đức tham gia cuộc tập trận quân sự Quadriga 2024 tại Pabrade, Litva ngày 29/5/2024. Ảnh: Reuters

    Theo chuyên gia Franz-Stefan Gady thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một lực lượng như vậy có thể được thành lập nếu một số quốc gia châu Âu cắt giảm các nhiệm vụ khác, chẳng hạn gìn giữ hòa bình Balkan. Ông nhấn mạnh rằng "điều này chắc chắn sẽ khiến lực lượng trên bộ của châu Âu phải căng mình". 

    Một quan chức Ukraine nắm được nội dung một số cuộc thảo luận cho biết lực lượng răn đe có thể được thành lập bởi một liên minh gồm khoảng 5-8 quốc gia. 

    Các nhà phân tích và quan chức đã đưa ra những ước tính khác nhau về quy mô của lực lượng như vậy, nhấn mạnh rằng phần lớn sẽ phụ thuộc vào các nhiệm vụ cần thực hiện. Một quan chức an ninh châu Âu cho biết lực lượng này có thể tới 100.000 quân.

    Trong khi đó, ông Trump đã loại trừ khả năng quân đội Mỹ tham gia thực thi lệnh ngừng bắn và nhấn mạnh rằng châu Âu sẽ phải tự mình đóng vai trò này. Phát biểu được ông đưa ra trong các cuộc đàm phán với ông Macron và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Paris vào ngày 7/12.

    Trong suốt cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài gần 3 năm qua, hầu hết các nước phương Tây đều bác bỏ kịch bản triển khai quân đội đến Ukraine để hỗ trợ đẩy lùi lực lượng Nga do lo ngại một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Moscow.

    Tuy nhiên, phương Tây không ít lần vượt qua các "lằn ranh đỏ" do Nga đặt ra, ban đầu là cung cấp vũ khí sát thương cỡ nhỏ cho Ukraine, tiếp đến là xe tăng, máy bay chiến đấu và gần đây nhất là cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Mỹ và đồng minh viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

    Giữa bối cảnh Nga đạt bước tiến nhanh chóng trên chiến trường, Ukraine có nguy cơ phải đưa ra những nhượng bộ trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai, phương Tây có thể một lần nữa "xé rào". 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chau-au-bat-ngo-co-ong-thai-nong-lien-quan-toi-kich-ban-ua-quan-toi-ukraine-a491462.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan