+Aa-
    Zalo

    Nhiều doanh nghiệp TP.HCM không còn tài sản thế chấp để vay ngân hàng

    (ĐS&PL) - Theo Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) gửi UBND TP.HCM, có tới 41% doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp đủ pháp lý để vay vốn.

    Theo báo Tiền Phong, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM báo cáo về tình hình hoạt động tháng 2.

    Theo báo cáo của HUBA, trước tình hình khó khăn về vốn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02 năm 2023, cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất vay.

    Các ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tiếp cận được nguồn vốn do không bảo đảm yêu cầu về thế chấp tài sản hoặc không đủ điều kiện vay.

    nhieu doanh nghiep tphcm khong con tai san the chap de vay ngan hang 1
    Nhiều doanh nghiệp TP.HCM không còn tài sản thế chấp để vay ngân hàng.

    Khảo sát của HUBA cho thấy có tới 41% doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp đủ pháp lý để vay vốn. Trong khi đó, việc định giá tài sản đất nông nghiệp rất thấp. Tài sản đất thuê hàng năm cũng không thế chấp được. Các tài sản khác bị định giá xuống khi lạm phát gia tăng.

    “Ngân hàng nên xem xét tăng tỷ lệ thế chấp các tài sản này, thực hiện mở rộng cho vay theo hợp đồng với các tài sản và quyền tài sản hình thành trong tương lai”, HUBA kiến nghị.

    Theo báo Người lao động, HUBA cũng kiến nghị chính sách gia hạn nợ cần đi kèm với chính sách ân hạn nợ, có nghĩa là doanh nghiệp gia hạn nợ được phép hoàn trả khoản vốn vay gia hạn tại năm cuối cùng của kỳ hạn vay, thay cho việc phải trả ngay khi hết gia hạn, làm gấp lên 2 lần số tiền phải trả trong năm tiếp theo, gây khó khăn kép cho doanh nghiệp như thời gian vừa qua.

    Cũng liên quan đến vấn đề vốn, HUBA kiến nghị chính quyền TP HCM xem xét đơn giản hóa thủ tục vay vốn kích cầu đầu tư cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, chú trọng hỗ trợ nguồn vốn và chính sách ưu đãi đối với các dự án lớn, hình thành hệ thống các nhà máy chuyên môn hóa, có thể sản xuất được các cụm linh kiện hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng toàn cầu.

    "Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện và điện tử, nhựa, cao su và hóa chất… trong ngành vài năm gần đây được đánh giá là chưa tích cực, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị suy giảm do thiếu đơn hàng, chi phí đầu vào tăng cao. 

    Ngoài ra, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ hiện nay hầu hết là các chi tiết rời rạc, khó đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và doanh nghiệp đang chịu mức lãi suất vay khá cao (7%-8%)", báo cáo nêu.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-doanh-nghiep-tphcm-khong-con-tai-san-the-chap-de-vay-ngan-hang-a613878.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan