+Aa-
    Zalo

    Nhảy dây sai kỹ thuật có tác hại như thế nào?

    (ĐS&PL) - Nhảy dây là một cách rèn luyện sức khỏe tuyệt vời nhưng nếu tập sai kỹ thuật thì sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường.

    Gây mất nước

    Bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ mất sức khi nhảy dây sai kỹ thuật. Việc gồng mình thực hiện động tác nhảy dây sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều, dẫn tới mất nước. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, ngất xỉu.

    Gây chấn thương khớp

    Đây là một trong những tác hại của nhảy dây sai cách. Nếu nhảy sai nhịp hoặc bước hút chân, bạn có thể bị ngã, trầy xước hay bầm tím, nặng hơn thì có nguy cơ bị bong gân, sai khớp...

    Nhảy dây sai kỹ thuật sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Ảnh minh họa

    Nhảy dây sai kỹ thuật sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Ảnh minh họa

    Gây chấn thương gân cẳng chân

    Chấn thương này thường xảy ra khi bạn tập luyện cường độ cao, nhất là tập nhảy dây. Khi bạn cố nhảy dây quá giới hạn thể chất của mình, khả năng cao sẽ gây ra chấn thương ống chân.

    Chấn thương này sẽ khiến cho bạn bị đau nhói dọc theo xương ống quyển, ngoài ra một tác dụng phụ khác là sưng nhẹ tại cẳng chân.

    Nguy cơ gãy xương

    Khi bạn nhảy dây quá sức, xương cẳng chân sẽ phải chịu trọng lượng nặng, dẫn đến những vết nứt nhỏ lên phần xương của bạn. Nếu xương cẳng chân của bạn yếu thì bạn có thể sẽ bị gãy xương do căng thẳng.

    Bong gân gót chân

    Đây là phần gân chịu trách nhiệm vận động lớn. Nhảy dây quá sức có thể tạo áp lực cho phần gân gót chân, từ đó gây đau và viêm nhiễm tại phần bàn chân của bạn.

    Có hại đối với hệ tim mạch

    Nếu bạn nhảy dây với cường độ không thích hợp, hệ tim mạch chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt nếu đang gặp phải các vấn đề về xương khớp hoặc tim mạch, bạn nên cẩn thận khi tập luyện môn thể thao này. Tốt hơn hết là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra tình huống xấu.

    Cần lưu ý điều gì khi nhảy dây?

    - Khởi động thật kỹ các khớp gối, hông, nhất là các vị trí có thể bị tác động nhiều như phần cổ tay, cánh tay, cổ chân và gối để tránh những chấn thương có thể xảy ra khi luyện tập.

    - Nhảy dây đúng cách với tốc độ tăng dần, đồng thời không nên nhảy dây trong thời gian kéo dài hoặc nhảy dây với tốc độ cao ngay ngày đầu luyện tập.

    - Nên luyện tập ở tốc độ vừa phải (khoảng 60-70 lần/phút) khi mới bắt đầu, trong khoảng thời gian ngắn (2-3 phút), rồi tăng dần lên trong những ngày tập luyện tiếp theo.

    - Không vội vàng tập các bài tập nâng cao, mà hãy nhẫn nại tập luyện các động tác cơ bản sao cho thuần thục.

    - Nên nhảy dây đúng cách trên sàn gỗ, tốt nhất là đi giày mềm để tránh gây tổn thương cho các khớp ở bàn chân. Chú ý điều khiển chân và khớp gối bật ở độ cao vừa phải theo đúng như hướng dẫn nhảy dây đúng cách. 

    - Không nên nhảy dây khi đang quá đói hoặc quá no. Sau khi ăn, cần nghỉ ngơi khoảng 1,5 giờ rồi mới tập nhảy dây. Tập vừa sức, nếu thấy mệt thì hãy nghỉ ngơi.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhay-day-sai-ky-thuat-co-tac-hai-nhu-the-nao-a451416.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan