+Aa-
    Zalo

    Nhà đầu FLC rưng rưng nước mắt khi trắng tay, vay tiền từ Quảng Nam ra Hà Nội dự toà

    (ĐS&PL) - Đầu tư toàn bộ vốn liếng, tài sản vào mã cổ phiếu FLC, nhiều nhà đầu khốn khổ khi rơi vào cảnh tay trắng. Sau tất cả, 1 số bị hại chưa một lần được phía FLC liên hệ.

    Nỗi khổ của nhà đầu tư ăn quả đắng

    Sáng 22/7, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Liên quan đến phiên xét xử trên, TAND TP.Hà Nội đã đăng thông tin liệt kê gần 100.000 người được triệu tập tới phiên tòa, gồm hơn 30.000 bị hại và hơn 64.000 người liên quan, đều là những nhà đầu tư, từng mua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết .

    Có mặt tài tòa từ rất sớm, anh Lê Ngọc Nông (46 tuổi, ở Quảng Nam) nghẹn ngào chia sẻ, bản thân mình đã đầu tư 14 tỷ đồng vào 3 mã cổ phiếu bị thao túng giá. Số tiền này do anh đi làm tích góp gần 30 năm và vay mượn ngân hàng, người thân, bạn bè.

    Khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, giao dịch bị đình chỉ, anh Nông rơi vào cảnh sạt nghiệp tay trắng. Mỗi ngày, anh Nông đang cố cầm cự để trả lại ngân hàng.  Thậm chí, anh Nông còn phải bán nhà, tài sản để trả nợ. Sau tất cả, bị hại này cho biết chưa một lần được phía FLC liên hệ.

    Anh Lê Ngọc Nông,

    Anh Lê Ngọc Nông,

    “Tôi đã rơi vào hoàn cảnh khốn cùng khi cạn sạch tiền. Để có thể ra Hà Nội dự tòa, tôi phải vay mượn tiền, không dám đi máy bay nên chọn đi tàu cho rẻ. Ra Hà Nội còn chi phí ăn uống, thuê trọ. Khổ cực lắm. Giờ tôi chỉ mong tòa xử đúng người, đúng tội, giành lại được quyền lợi, tiền bạc cho các nhà đầu tư”, anh Nông rưng rưng chia sẻ.

    Cùng cảnh ngộ với anh Nông, 1 số nhà đầu tư khác cũng chia sẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi “ôm” hết tiền đầu tư các mã cổ phiếu. Hiện giao dịch bị đình chỉ khiến các nhà đầu tư lao đao và phải trả lãi ngân hàng do trước đó đã vay để đem đi đầu tư.

    TAND TP Hà Nội bố trí màn hình dưới sân, dựng khung nhà và xếp chỗ ngồi cho những người liên quan tới theo dõi phiên xét xử.

    TAND TP Hà Nội bố trí màn hình dưới sân, dựng khung nhà và xếp chỗ ngồi cho những người liên quan tới theo dõi phiên xét xử.

    Theo cáo trạng, VKSND Tối cao cáo buộc ông Trịnh Văn Quyết tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán. Theo đó, năm 2009, ông Quyết lập và làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch. Sau 11 năm, hệ sinh thái FLC có 82 công ty, 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

    Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, năm 2014, ông Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế và Doãn Văn Phương tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

    Cáo trạng cho rằng, em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh.

    Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị áp giải tới tòa sáng 22/7.

    Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị áp giải tới tòa sáng 22/7.

    Các hành vi thao túng trên bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC. Điển hình như mã HAI, đẩy giá từ 3.700 đồng/cổ lên tới 22.500 đồng/cổ trước khi bán tháo, thu lợi bất chính 238 tỷ đồng. Hay với mã cổ phiếu FLC, cơ quan tố tụng xác định được "thổi" từ 3.050 đồng lên hơn 21.000 đồng/cổ phiếu, thu lợi bất chính 397 tỷ đồng. Tổng cộng, thông qua việc thao túng 5 mã chứng khoán, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.

    Thao túng, nâng khống để hút tiền của nhà đầu tư

    Ngoài hành vi thao túng 5 mã chứng khoán, Viện kiểm sát còn cho rằng ông Trịnh Văn Quyết, có hành vi nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, thu tiền của các nhà đầu tư.

    Cụ thể, Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 – 2016, Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống cho doanh nghiệp này từ 1.197 tỷ đồng lên tới 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần.

    Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nha-au-flc-rung-rung-nuoc-mat-khi-trang-tay-vay-tien-tu-quang-nam-ra-ha-noi-du-toa-a448005.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan