Bài viết về tổ hợp S-400 của Nga được tác giả người Ai Cập phân tích chi tiết những tính năng kỹ thuật, đồng thời so sánh với tổ hợp phòng không của các đối thủ cạnh tranh.
Ảnh: RIA Novosti |
Ngày 11/9/2018, tại Sibiri (Nga) bắt đầu cuộc tập trận “Phương Đông-2018” kéo dài 7 ngày. Đây là cuộc tập trận quân sự quy mô nhất trong vòng 3 thập niên gần đây, với sự tham gia của gần 300 nghìn binh lính Nga, Trung Quốc và Mông Cổ, 36 nghìn xe tăng và thiết giáp, cũng như hơn 1000 trực thăng và UAV.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận quy mô nhất sau năm 1981 này, Nga đã trình làng khí tài quân sự, mà là nguồn thu lớn thứ hai của Moscow sau dầu mỏ. Ngoài ra, nhờ sự kiện này, Nga đã có cơ hội chứng tỏ với thế giới về sự vững chắc của liên minh với Trung Quốc, để đáp trả cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận, Nga đã cho thế giới tận mắt chứng kiến tên lửa S-400 “đất đối không”, một trong số những hệ thống tiên tiến nhất được chế tạo trong nước những năm gần đây. Loại tên lửa này được công ty nhà nước “Almaz-Antey” sản xuất. Nhiều quốc gia ấn tượng với sức mạnh của các tên lửa Nga, bao gồm Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Qatar, đã tuyên bố về mong muốn mua chúng.
Tại sao lại là S-400?
Vào năm 2007, cách không xa thủ đô Moscow, đơn vị đầu tiên của quân đội Nga tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” tối tân, đã chính thức tham gia tuần tra chiến đấu. Hiện nay, nó là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến, khi thay thế phiên bản đời trước S-300, mà được nghiên cứu chế tạo vào thập niên 90 và mới đưa tới Syria.
S-400 - đó là hệ thống tên lửa tốc độ cao, có khả năng cùng lúc theo dõi một vài mục tiêu và có nhiệm vụ chống lại các cuộc tấn công của mọi vật thể trên không, bao gồm các máy bay, trực thăng, những tên lửa đạn đạo và hành trình. Tuy nhiên, những mục tiêu chính của hệ thống này là các máy bay do thám, như máy bay tàng hình, ném bom và không người lái.
Hệ thống có khả năng bắn hạ các tên lửa hành trình từ khoảng cách 400km, cao hơn gấp hai lần khả năng của hệ thống S-300. Nó cũng có khả năng bắn trúng các tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60km với vận tốc đạt 4,8km/giây.
Hệ thống tên lửa phòng không gồm 3 phần. Phần thứ nhất là trạm chỉ huy, có khả năng cùng lúc điều khiển 8 tổ hợp tên lửa phòng không, mà mỗi tổ hợp gồm 12 bệ phóng. Phần thứ hai là hệ thống điều khiển và kiểm soát, thiết bị để điều khiển phóng Cuối cùng là các phương tiện hỗ trợ và sửa chữa kỹ thuật. Việc triển khai hệ thống từ trạng thái di chuyển cần từ 5 đến 10 phút. Để đưa nó vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cần 3 phút, còn để phóng tên lửa về phía mục tiêu cần không quá 10 giây.
Các tên lửa, radar và những cảm biến khác của hệ thống có thể phát hiện những mục tiêu trên không ở khoảng cách 600km, khoảng cách bắn hạ các mục tiêu khí động lực tối thiểu và tối đa là 3 và 240km tương ứng. Bên cạnh đó, các tên lửa đạn đạo sẽ bị tiêu diệt ở khoảng cách từ 5 đến 60km. Sàn bắn hạ mục tiêu là 100m, trần – 27km. Trần đánh chặn mục tiêu là 56km.
So với những hệ thống tương tự của Mỹ, tổ hợp của Nga có khả năng theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu và dẫn hướng cùng lúc 72 quả tên lửa. Số lượng cùng lúc các mục tiêu bị xạ kích là 36, trong khi đó chỉ số này của phiên bản đời trước S-300 không vượt quá 6 mục tiêu.
Hệ thống THAAD của Mỹ là đối thủ cạnh tranh duy nhất của hệ thống S-400, tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, nó có các tính năng kém hơn. Đây là hệ thống “đất đối không”, và khác so với hệ thống S-400, nó không được trang bị đầu đạn. Thay vào đó, để bắn hạ mục tiêu, nó dùng động năng của qua tên lửa.
Hệ thống được lắp ráp và thiết kế bởi công ty Lockheed Martin Missiles and Space. Vận tốc của các tên lửa đạt mức 2800m/s, còn bán kính hoạt động - khoảng hơn 200km, tương đương 2/3 bán kính hoạt động của hệ thống S-400. Cần hơn 5 phút để vận hành hoạt động hệ thống của Mỹ.
Cuộc đua giành các hệ thống chống tên lửa của Nga, chứ không phải của Mỹ
Những tính năng cho thấy ưu thế của hệ thống Nga trước Mỹ nêu trên đã thúc đẩy hơn 13 nước quan tâm tới việc mua sắm nó. Bắc Kinh là khách hàng nước ngoài đầu tiên đã tiếp nhận hệ thống phòng thủ của Mosocw, khi ký bản hợp đồng tương ứng vào tháng 11/2014.
Phía Nga đã đào tạo nhóm sĩ quan Trung Quốc vận hành S-400, còn lô thiết bị đầu tiên đã được chuyển cho Trung Quốc vào mùa xuân năm 2018.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ với Mỹ vì những bất đồng về thương mại, tình hình xung quanh Biển Đông và sự hỗ trợ của Washington đối với Đài Loan, hệ thống tên lửa phòng không S-400 là phương tiện hiệu quả đối với Trung Quốc để đe doạ Mỹ trong vòng hai năm gần đây.
Liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đã chờ đến lượt mình được mua các tên lửa của Nga. Vào tháng 9/2018, chính quyền đất nước cuối cùng đã tuyên bố về việc ký kết hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD sau những nỗ lực kéo dài nhằm mua hệ thống phòng không của Mỹ. Về phần mình, Mỹ không hề che giấu sự không hài lòng của mình đối với hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì nó đi ngược với lợi ích của NATO, tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên.
Sau khi bàn giao lô thiết bị S-400 cho căn cứ Miurtied của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi từng là trung tâm của cuộc đảo chính bất thành cách đây 3 năm, Ankara có thể được gọi là thủ đô thứ hai tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không của Nga. Điều này đã khiến Washington phải ra tối hậu thư cuối cùng: hoặc máy bay tàng hình tối tân, hoặc các tên lửa đầy quyến rũ.
Thêm một quốc gia nữa mà sẽ tiếp nhận hệ thống S-400 của Nga - đó là Ấn Độ. Như tờ báo Times of India, Ấn Độ vào tháng 10/2018 đã ký hợp với Nga trị giá 5,5 tỷ USD, mà theo đó sẽ mua 5 hệ thống phòng không của Nga. Công tác bàn giao các tên lửa cho Ấn Độ sẽ phải hoàn tất trong vòng 2 năm, đến tháng 4/2023.
Bàn giao các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
Các nước Ả Rập cũng không che giấu mong muốn mua các hệ thống tiên tiến của Nga. Vài ngày sau khi thông báo về thoả thuận giữa Ankara và Moscow về việc mua sắm những hệ thống phòng không tối tân, hợp đồng tương tự đã được ký kết giữa Ả Rập Xê Út và Nga, khi nó là một phần của thoả thuận quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quân sự song phương. Nó được ký kết trong khuôn khổ chuyến viếng thăm của vua Salman ibn Abdul-Aziz tới Moscow vào tháng 10/2017, tuy nhiên quyết định cuối cùng liên quan tới thời hạn bàn giao hệ thống này vẫn chưa được Ả Rập Xê Út đưa ra.
Việc này xảy ra ba tháng sau khi Riyad và công ty “Rostech” của Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho quốc gia Ả Rập vũ khí với giá trị 3,5 tỷ USD. 5 tháng sau đó, thị trường vũ khí của Mỹ sôi động nhờ bản hợp đồng với Ả Rập Xê Út về việc mua sắm vũ khí trị giá 350 tỷ USD trong vòng 10 năm. Chính vì thế, Washington đã lên tiếng phản đối gay gắt việc các đồng minh của mình mua sắm S-400, bởi vì điều này đi ngược lại với lợi ích của Mỹ.
Hiện nay Riyad tiếp tục bảo vệ quyền mua sắm hệ thống cạnh tranh với THAAD của Mỹ, nhưng lại phản đối việc người hàng xóm Qatar mua sắm hệ thống này. Như tờ báo Le Monde của Pháp đưa tin, Ả Rập Xê Út sẵn sàng đe doạ Qatar bằng việc sử dụng vũ lực trong trường hợp Doha mua các tên lửa S-400 của Nga. Theo thông tin của tờ báo này, lãnh tụ tôn giáo của Ả Rập đã gửi cho tổng thống Pháp Macron bức thư trong đó yêu cầu gây áp lực lên Qatar nhằm ngăn cản việc mua hệ thống này.
Điều đáng nói là sự phản đổi của Ả Rập Xê Út không liên quan tới hợp đồng của quốc gia châu Âu nào đó hoặc của Mỹ với Qatar, mà chỉ riêng với Nga. Cụ thể, vua Salman bày tỏ sự quan ngại sâu sắc liên quan tới những cuộc đàm phán vẫn tiếp tục diễn ra giữa Doha và Moscow, mà bộ trưởng ngoại giao Qatat Mohammed ben Abdel Rahman Al Tani gọi là “quyết định tối cao” của đất nước. Cùng với đó, đại sứ Qatar tại Nga Fahd Bben Muhammed al Attiya khẳng định nỗ lực của đất nước ông nhằm mua các hệ thống phòng không của Nga.
Có cả những nước khác bí mật khâm phục các hệ thống phòng thủ của Nga. Lấy ví dụ, Pakistan xem xét khả năng mua S-400 của Nga để đáp trả hành động tương tự của Ấn Độ. Algeria cũng thường được nêu danh như khách hàng tiềm năng mua vũ khí của Nga. Sự quan tâm của mình cũng được Ma-rốc thể hệ. Cần phải lưu ý đến các quốc gia như Syria, Sudan, Ai Cập và Iraq, mà theo lời chủ tịch Uỷ ban thượng viện Nga về quốc phòng và an ninh Victor Bondarev, là những khách hàng tiềm năng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nga, tuy nhiên chưa có bất cứ tuyên bố xác nhận nào được đưa ra từ phía các nước này.
Dự kiến, theo thời gian, số lượng các nước mua S-400 sẽ vượt quá số lượng những quốc gia đã triển khai hệ thống S-300. Đó là 17 nước, bao gồm 3 quốc gia thành viên của NATO là Hi Lạp, Slovakia và Bulgaria, cũng như các nước sau: Ukraine, Algeriam Armenia, Azerbaizan, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Venezuela, Việt Nam, Gruzia, Moldova, Turkmenistan và Uzbekistan.
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là quốc gia duy nhất ký hợp đồng mua hệ thống THAAD của Mỹ với giá trị lên tới 7 tỷ USD. Tuy nhiên, hệ thống của Nga vẫn là mục tiêu mong muốn của nhiều nước trong bối cảnh thế giới đầy rẫy những cuộc khủng hoảng chính trị.
Liều lĩnh với mối quan hệ với Washington
Như vậy, chính quyền ở các nước cố gắng mua sắm hệ thống của Nga để tăng cường khả năng phòng thủ của mình trên thế giới đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề an ninh.
Hiện, hệ thống S-400 đã biến thành công cụ ngoại giao mang ý nghĩa chiến lược quan trọng, mà đang được Mỹ theo dõi sát sao. Việc sử dụng công cụ này thúc đẩy sự gia tăng ảnh hưởng của Nga trong khu vực Ả Rập nhưng với tầm nhìn mới về những lợi ích tài chính và chính trị.
Thêm vào đó, cần phải lưu ý mức giá cạnh tranh hơn hẳn của hệ thống S-400 so với sản phẩm tương tự của Mỹ. Theo đánh giá của các quan chức Lầu Năm Góc, giá thành hệ thống S-400 vào khoảng 500 triệu USD, giá của hai khẩu đội Patriot của Mỹ vào khoảng gần 1 tỷ USD, còn hệ thống phòng thủ chống tên lửa THAAD - 3 tỷ USD. Từ đó cho thấy bản chất của sự cạnh tranh Nga-Mỹ trong lĩnh vực này.
Theo ý kiến của các chuyên gia, điều này mô tả sự cân bằng về quân sự giữa hai nước, nơi mà Washington chiếm ưu thế trong lực lượng không quân, còn Nga - trong lĩnh vực phòng không. Hệ thống S-400 rẻ hơn khoảng hai lần so với Patriot của Mỹ, trong khi hệ thống của Nga và thế hệ tiếp theo S-500 bảo đảm bán kính bắn trúng mục tiêu lớn và sự hiệu quả cao hơn nói chung.
Đó là lý do tại sao các nước tham gia vào cuộc đua để mua hệ thống của Nga, mặc dù ngay lập tức đã rõ rằng tất cả các chính phủ thông báo về kế hoạch mua hệ thống này, sẽ nằm trong sự đe doạ trả đũa về ngoại giao nào đó từ phía Mỹ và NATO. Vấn đề không chỉ ở ưu thế về công nghệ của các hệ thống S-400, mà còn là mối đe doạ tiềm ẩn đối với các liên minh.
Dưới áp lực ngoại giao từ phía Mỹ và liên quan tới khả năng áp dụng các biển pháp trừng phạt, một vài nước có thể sẽ từ bỏ ý tưởng mua công nghệ của Nga. Tuy nhiên, như người đứng đầu Đại học Mỹ tại Moscow, ông Eduard Lozansky, chính sách tương tự có thể mang lại những thành công về mặt chiến thuật và một loạt các nước sẽ thay đổi dưới áp lực này. Ngoài ra, từ quan điểm chiến lược, chính sách này đã thất bại, bởi vì các nước sẽ tìm kiếm liên minh khác.
Thế nhưng Washington không có phương pháp hiệu quả để chống lại các nước như Ấn Độ, Ả Rập Xê Út và Qatar, những quốc gia không phải thành viên của NATO. Các biện pháp trừng phạt khó có thể đạt được mục đích của nó, ví dụ như, đối với Ấn Độ. Tuy nhiên, thậm chí các biện pháp trừng phạt không quá lớn vẫn có thể khiến các nước tức giận và gây phương hại cho những lợi ích của Mỹ.
Đối với chính quyền của ông Trump, việc các đồng minh của Mỹ mua sắm, theo ý kiến của chuyên gia phân tích trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Charles Forster, không chỉ đơn giản là mối đe doạ về mặt quân sự. Washington muốn chống lại vai trò của Nga trong các cuộc xung đột quốc tế, gìn giữ mối quan hệ ngoại giao đã có từ lâu với các đồng minh của mình và không cho Moscow cơ hội kiếm tiền từ việc bán các hệ thống của mình.