+Aa-
    Zalo

    Bàn giao S-400 cho TNK: Tại sao máy bay An-124 được sử dụng để vận chuyển?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Moscow bắt đầu thực hiện những trách nhiệm của mình theo bản hợp đồng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống S-400, khách hàng đầu tiên mua S-400.

    Mới đây vài hôm đã diễn ra một sự kiện đáng chú ý. Moscow bắt đầu thực hiện những trách nhiệm của mình theo bản hợp đồng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống S-400.

    Mới đây vài hôm đã diễn ra một sự kiện đáng chú ý. Moscow bắt đầu thực hiện những trách nhiệm của mình theo bản hợp đồng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống S-400. Bất chấp sự phản đối từ phía Washington, Ankara đã bỏ ra 2,5 tỷ USD để mua các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga, khi lựa chọn chúng thay cho các tổ hợp Patriot của Mỹ. Để đáp trả, Điện Kremlin đã huy động lực lượng không quân vận tải của mình để nhanh chóng chuyển giao các tổ hợp phòng không bằng đường không.

    Ảnh: srbijadanas.net

    Tại sao lại nên đặc biệt quan tâm tới chính điều này?

    Vận tải đường không có giá thành cao hơn nhiều so với đường biển. Thế nhưng, tốc độ vận chuyển quan trọng hơn giá thành. Lấy ví dụ, vào giai đoạn 1996-1998, câu chuyện liên quan tới những nỗ lực của nước Nga non trẻ lúc bấy giờ cung cấp các hệ thống S-300PMU-1 cho Cộng hòa Síp đã gây xôn xao. Tổ hợp phòng không đã được chuyển tới hòn đảo trên Địa Trung Hải qua đường biển, bằng tàu đổ bộ cỡ lớn. Tuy nhiên, chúng đã không đến được nơi cần đến. Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng phản đối, Mỹ và Anh lên tiếng ủng hộ Ankara. Sau một cuộc xung đột chính trị, CH Síp đã không được nhận S-300. Một sự nhượng bộ đã được áp dụng, mà theo đó các hệ thống phòng không được triển khai ở thành phố Crete của Hi Lạp. Sau này, để bồi thường, người Síp đã tiếp nhận các hệ thống đơn giản hơn như Tor-M1 và Buk-M1-2.

    Vận tải đường biển cũng có những điểm yếu khác mà các doanh nghiệp quốc phòng Nga từng phải ngậm đắng nuốt cay. Như đã biết, Thổ Nhĩ Kỳ không phải khách hàng đầu tiên mua S-400 của Nga. Trước đó, tổ hợp này được Trung Quốc dốc hầu bao ra sắm sửa, điều đã khiến ngành công nghiệp quân sự của Nga phải hứng chịu biện pháp trừng phạt từ phía Bộ Ngoại giao Mỹ. Nhưng người Trung Quốc khi đó đã không nhận được các hệ thống phòng không. Khi vận chuyển bằng đường biển ở khu vực eo La Manche vào năm ngoái, chiếc tàu chuyên chở đã gặp bão lớn, và các tên lửa, theo giải thiết chính thức, bị hư hỏng nghiêm trọng. Kết quả là nhà sản xuất phải thực hiện lại hợp đồng.

    Như vậy, vận tải biển dù có giá thành rẻ nhưng đôi khi lại kém thế so với vận tải đường không. Nga có khả năng thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển nhanh các khí tài tới mọi nơi trên thế giới nhờ lực lượng không quân vận tải vẫn còn năng lực. “Các chú ngựa thồ” hạng nặng của không quân Nga là máy bay An-124 “Ruslan”. Lực lượng không quân Nga hiện đang sở hữu 16 chiếc. Chỉ có chúng mới có khả năng chuyên chở và vận chuyển nhanh chóng bằng đường không tổ hợp S-400. Để so sánh, Mỹ phải vận chuyển Patriot bằng đường biển, bởi vì tổ hợp này không chui lọt vào chiếc máy bay nào của lực lượng không quân vận tải.

    Trong năm 2015, các máy bay “Ruslan” của Nga đã chuyển các tổ hợp S-400 tới Syria một cách vô cùng bất ngờ đối với nhiều người. Hiện giờ, Điện Kremlin cũng “diễn” lại vở kịch này với Thổ Nhĩ Kỳ một cách hiệu quả. Lực lượng không quân vận tải Nga một lần nữa chứng tỏ được khả năng nhanh chóng tăng cường hệ thống phòng không cho mọi quốc gia đồng minh khi cần thiết, như Syria, Venezuela hoặc Iran.

    Theo topcor

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-giao-s-400-cho-tnk-tai-sao-may-bay-an-124-duoc-su-dung-de-van-chuyen-a284587.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan