Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Nguy hiểm khôn lường từ nước đóng chai: Người dùng cần chú ý để không gặp họa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây nhiều người hoang mang về thông tin uống nước đóng chai dễ bị nhiễm độc, gây ung thư. Vậy đâu là sự thật?

    Gần đây nhiều người hoang mang về thông tin uống nước đóng chai dễ bị nhiễm độc, gây ung thư. Vậy đâu là sự thật?

    Hầu hết nước đóng chai đều có tỷ lệ hạt nhựa cao

    Tổ chức báo chí Orb Media Mỹ đã làm một cuộc khảo sát toàn cầu về nước uống đóng chai. Họ đã kiểm tra 259 chai nước của 11 thương hiệu nước uống đóng chai nổi tiếng trên toàn thế giới bao gồm: Aquafina, Dasani, Evian (Evian), Nestle Pure Life, San Pellegrino, Aqua (Indonesia), Bisleri (Ấn Độ), Epura (Mexico), Gerolsteiner (Đức), Minalba (Braxin), Wahaha (Trung Quốc).

    Các hạt nhựa tìm thấy trong các chai nước phần lớn đến từ bao bì chứa đựng nó.

    Và dưới đây là kết quả phát hiện:

    - 93% nước đóng chai có chứa các hạt nhựa.

    - Mỗi lít nước trung bình có chứa 10,4 hạt nhựa có kích thước lớn hơn bề ngang sợi tóc, khoảng 0,1mm.

    - Các mảnh nhỏ hơn, có thể giả định là nhựa nhưng chưa xác định chắc chắn, cũng được tìm thấy - trung bình 314hạt/lít.

    Sau khi lọc, những mảnh nhựa lớn có thể dễ dàng nhìn thấy.

    Trong số tất cả các chai đã thử nghiệm, 17 chai nước được phát hiện không có hạt nhựa. Trong khi đó, rất nhiều chai khác lại có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn hạnhựa.

    Như vậy, hàm lượng của chúng đã gần gấp đôi so với nước máy (5,45 hạt/lít nước).

    Phản hồi kết quả kiểm nghiệm

    Hiệp hội nước đóng chai quốc tế IBWA và một số công ty có tên có tên ở trên đã phản hồi ngay lại kết quả này. Họ cho rằng kết quả thử nghiệm chưa thể chính xác, tuy rằng họ không chối bỏ sự hiện diện của hạt nhựa trong nước, nhưng theo những công ty này, tỷ lệ đó hoàn toàn đạt mức an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

    Bản thân giới khoa học cũng bị chia rẽ trước nhận định này. Một bộ phận theo hướng tiêu cực cho rằng: Các hạt nhựa vô cùng nhỏ, đến mức chúng thực sự có thể đi qua dạ dày-ruột, xuyên qua lớp lót và theo máu di chuyển khắp cơ thể. Chúng ta không biết điều này tác động ra sao tới các cơ quan khác nhau của cơ thể và mô. Một số hạt nhựa đủ to để cơ thể có thể bài tiết ra ngoài, tuy nhiên trước đó chúng đã giải phóng các chất hóa học trong suốt quá trình di chuyển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Để cho chắc chắn chắn thì bạn nên hạn chế dùng nước đóng chai.

    Trong khi những nhà khoa học phe tích cực thì lại cảm thấy: Việc xuất hiện các hạt nhựa trong thức ăn và nước không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Bởi hệ thống miễn dịch của con người có cách riêng để xử lý chúng.

    Còn Tổ chức Y tế Thế giới thì đã tuyên bố rằng: Do các dữ liệu nghiên cứu hiện nay còn hạn chế nên chưa thể chắc chắn là uống nước đóng chai có hại hay không. Các nhà khoa học sẽ được sớm tập hợp để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

    Bởi điều mà nhiều người lo ngại là sự xuất hiện của những hạt nhựa trong nước đóng chai cũng như một số chất khác có thể gây ra bệnh ung thư. Chẳng hạn như chất Bromate - chất gây ung thư vượt mức quy định - có trong nước đóng chai sinh ra trong quá trình dùng phương pháp khử trùng ozon. Chưa kể tới các chất độc hại được thải ra từ vật liệu bao gói, chẳng hạn như kim loại nặng, chất làm dẻo, hydrocarbon thơm đa vòng... Chưa kể là nếu các chai nước bị để ở điều kiện nhiệt độ cao lâu sẽ làm tăng nồng độ nitrite - chất được chuyển hóa thành các amin và amit dẫn đến hình thành chất nitrosamine gây ung thư dạ dày và thực quản - có trong nước.

    Trên thực tế, các hạt nhựa nhỏ li ti đã được các nhà khoa học phát hiện trong nước máy, bia, muối biển và cá từ năm 2004. Nên dù không uống nước đóng chai thì con người vẫn có thể nạp vào cơ thể các hạt nhựa thông qua việc ăn uống hàng ngày.

    Do vậy, theo kết luận của những chuyên gia y tế thì bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nước đóng chai. Chỉ có điều chỉ nên mua của những hãng có tên tuổi, uy tín và tránh dùng thường xuyên. Nếu uống nước đun sôi thì nên đựng vào chai/bình/cốc thủy tinh hay tráng men sứ, ngăn ngừa tối đa sự tiếp xúc với đồ nhựa.

    Minh Minh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-hiem-khon-luong-tu-nuoc-dong-chai-nguoi-dung-can-chu-y-de-khong-gap-hoa-a225653.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan