+Aa-
    Zalo

    Người soạn Hoàng Việt luật lệ bị lưu đày vì nói thẳng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vũ Trinh (1759 – 1828) người huyện Lương Tài (thuộc Bắc Ninh), cháu của quan Thượng thư Vũ Hy Nghi và là con của Hương Cống Vũ Thiều.

    (ĐSPL) - Vũ Trinh (1759 – 1828) người huyện Lương Tài (thuộc Bắc Ninh), cháu của quan Thượng thư Vũ Hy Nghi và là con của Hương Cống Vũ Thiều. Dưới thời Nguyễn, ông từng giữ chức Hữu Tham tri bộ Hình và là một trong những người tham gia soạn bộ Hoàng Việt luật lệ.

    Theo sử sách, năm Gia Long thứ nhất (1802), nhận được tin hoàng đế Gia Long sẽ thu dụng các cựu thần của nhà Lê, Vũ Trinh cùng mười vị cựu thần khác ra nhậm chức. Vũ Trinh được bổ làm Thị trung học sỹ.

    Việt sử giai thoại chép rằng: Năm Gia Long thứ 8, ông cùng các quan Nguyễn Văn Thành và Trần Hữu Kính soạn thảo bộ Hoàng Việt luật lệ. Vốn trọng tài của Vũ Trinh, Văn Thành bèn cho con là Nguyễn Văn Thuyên thờ Vũ Trinh làm thầy. Năm Gia Long thứ 12 (1813), Vũ Trinh được bổ nhiệm làm Tham tri bộ Hình, chức quan cao nhất trong cuộc đời của ông.

    Đến năm Gia Long thứ 15, Nguyễn Văn Thuyên bị Nguyễn Trường Hiệu tố cáo về tội mưu phản, lấy bài thơ do Thuyên làm để làm chứng. Thuyên phản bác, nói như thế là vu cáo. Vua nói với các thị thần rằng: “Nếu như Thuyên không có ý làm giặc, thì tại sao thơ hắn lại chứa sự bội nghịch thế này?”. Vũ Trinh bèn nói: “Thơ ấy, lời quê kệch và trái lẽ, không có ý bạo nghịch được”. Vua giận mà rằng: “Bênh vực đến quá như thế, chẳng phải là một lũ a dua hay sao!”.

    Nói rồi, sai đoạt hết quan chức của Vũ Trinh và tống giam vào ngục. Về sau, Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử, còn Vũ Trinh có người khuyên nên tự liệu, nhưng ông nói: “Nếu đắc tội với triều đình thì xin đem đầu chịu chém, nếu như không phải tội thì hà cớ gì phải tự hại thân mình để mang tiếng xấu với đời?”. Sau đó, ông bị lột hết phẩm hàm và bị đày vào Quảng Nam.

    Luật nay: Phán quyết theo cảm tính sẽ làm oan người vô tội

    Trong chế độ phong kiến “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, do đó, việc Nguyễn Văn Thành phải uống thuốc độc tự tử hay Vũ Trinh bị đày xa xứ cũng là lẽ đương nhiên. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, để định tội một người phải dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

    Theo quy định của pháp luật, thẩm phán là người được Nhà nước giao cho quyền nhân danh Nhà nước, nhân danh pháp luật để thực thi công lý. Thế nên, họ phải thực hiện đúng và đầy đủ nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Độc lập ở đây được hiểu độc lập trong tư duy khi xem xét các tình tiết vụ án cũng như trong quan điểm giải quyết và độc lập với các thành viên khác trong HĐXX và chịu trách nhiệm với phán quyết của mình. Người “quan tòa” mà đưa ra phán quyết thiếu căn cứ, cảm tính sẽ dẫn đến hậu quả oan sai.

    Trở lại sự việc nêu trên, nhà vua cũng giống như “quan tòa”. Việc định tội một người cũng cần phải được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng. Tiếc rằng, nhà vua đã quá vội vàng khiến hai bậc công thần gặp họa, phải chịu hàm oan. Sau này, các sử gia đã minh oan cho bài thơ trên rằng: Câu “U cốc sinh hương thiên lý viễn” (Nghĩa là: Hang sâu mà có hoa lan sinh sản ra được thì tiếng thơm có thể bay đến ngàn dặm). Xét kỹ, chữ này chỉ hoa, lẽ phải viết với bộ thảo ở trên, dưới có chữ giản, ngoài bọc bởi chữ môn (tức là chữ lan nhưng vì húy tên chúa Nguyễn Phúc Lan nên Nguyễn Văn Thuyên viết thành chữ hương là hương thơm). Thuyên đã cố tránh quốc húy nên không phải có ý bạo nghịch.

    Thế nên, trong xét xử, đòi hỏi người thẩm phán phải có cả tâm và tài để không làm oan người vô tội.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-soan-hoang-viet-luat-le-bi-luu-day-vi-noi-thang-a77425.html
     Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    (ĐSPL) - Vào niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách" chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây…

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    (ĐSPL) - Vào niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách" chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây…

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Vào khoảng niên hiệu Bảo Thái (từ 1/1720 đến 3/1729) đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách", bổ dụng chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây (nay thuộc Phú Thọ).