(ĐS&PL) - Chỉ người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm mới được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Luật sư Phạm Thanh Hữu, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo khoản 3, Điều 113, Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021), chỉ người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm (thực tế thường gọi là phép năm) mới được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, trường hợp người lao động chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm vì lý do khác sẽ không được công ty chi trả tiền lương những ngày chưa nghỉ.
Tuy nhiên, theo khoản 1, Điều 4, Bộ luật Lao động năm 2019, khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, trường hợp người lao động và công ty thỏa thuận "công ty thanh toán tiền lương cho người lao động đối với những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa hết số ngày nghỉ hằng năm" là không vi phạm pháp luật (được phép thực hiện).
Lưu ý, người lao động cũng có thể thỏa thuận với công ty về việc chuyển số ngày nghỉ hằng năm chưa hết sang năm sau theo quy định tại khoản 4 điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 (người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần).
Chính phủ yêu cầu các địa phương đến ngày 30/6/2021 phải hoàn thành 100% việc làm và cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người dân. Tuy nhiên, đến nay nhiều người dân vẫn chưa được trả thẻ.
Chính phủ yêu cầu các địa phương đến ngày 30/6/2021 phải hoàn thành 100% việc làm và cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người dân. Tuy nhiên, đến nay nhiều người dân vẫn chưa được trả thẻ.
Từ năm 2022 quy định mới sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực. Mức phạt lỗi uống rượu, bia khi lái xe từ năm 2022 cũng được điều chỉnh.
Trường hợp bệnh viện đã có sai sót trong việc cấp giấy ra viện thì người dân có quyền liên hệ với bệnh viện để được cấp lại hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung sai nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng.