Nhiều người đã đổ xô đến các siêu thị để mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm dự trữ, sau khi Thống đốc Tokyo (Nhật Bản) Yuriko Koike kêu gọi người dân ở nhà vào cuối tuần này.
Người dân mua hàng tại siêu thị U-Takaraya ở trung tâm Tokyo (Mỹ) hôm nay. Ảnh: Japan Times. |
Sáng 26/3, một ngày sau khi yêu cầu cách ly tại nhà được đưa ra, siêu thị U-Takaraya gần ga Koenji đã đông đúc một cách bất thường, người mua sắm tay cầm theo những chiếc giỏ đầy hàng.
Các kệ đã được vét sạch bao gồm nước đóng chai, thịt, ramen và mì spaghetti. Mọi người xếp hàng dài tại lối đi vốn đã chật chội của các cửa hàng. Thậm chí còn có một vụ ẩu đả đã xảy ra khi một người đàn ông mắng một người mua hàng khác vì không chịu xếp hàng.
Một nhân viên bán cá than thở rằng những dòng người này khiến anh không còn chỗ để bày thêm cá vào cửa hàng. “Vì vậy, tôi đã từ bỏ’, anh nói. Một nữ nhân viên bán hàng khác cũng đang bận rộn lấp đầy các kệ trống, và ngạc nhiên về tốc độ bán sản phẩm.
Chỉ riêng hôm thứ 24/3, Tokyo đã báo cáo 41 ca nhiễm Covid-19mới. Mariko Ikeuchi, một bà mẹ sinh sống tại U-Takaraya với hai túi đồ tạp hóa trên tay, cho biết cô đã mua các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài như mì ăn liền để tích trữ cho cuối tuần.
Ikeuchi, khách hàng thường xuyên ở siêu thị, cho biết: “Tôi nghĩ rằng, chúng tôi có thể gặp rắc rối nếu không thể ra ngoài’. Vì vậy, cô ấy đã chạy đến U-Takaraya vào sáng 26/3.
Mặc dù thịt mà cô Ikeuchi đang tìm mua đã được bán hết, cô quyết định không quay lại nữ. “Tôi cảm thấy như mình có thể nhiễm virus trong một môi trường đông đúc như vậy”, cô ấy nói.
OK, một chuỗi siêu thị khác, gần nhà ga, đã giới hạn số lượng người có thể vào.
Toshiko Miyano, 72 tuổi, cho biết những người mua sắm đang tuyệt vọng tìm kiếm sản phẩm nhưng nhiều thứ đã hết sạch.
“Có một bầu không khí căng thẳng”, cô Miyano nói.
Một số siêu thị Aeon cũng chứng kiến số người mua tăng đột biến. Các mặt hàng thực phẩm dễ ăn và có thời hạn sử dụng lâu như bánh gạo và mì ramen đang bán rất chạy. Công ty này chưa xem xét đến các biện pháp nếu thành phố bị phong tỏa, nhưng trọng tâm bây giờ là đảm bảo các kệ luôn đủ hàng.
Mộc Miên (Theo Japan Times)