+Aa-
    Zalo

    Ngồi gần đường ray, một phụ nữ bị tàu hỏa hất văng xuống sông Lừ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tàu hỏa chạy hướng Nam – Bắc di chuyển đến đoạn cầu Trắng thì xảy ra tai nạn với một người phụ nữ ngồi gần đường ray khiến nạn nhân bị hất văng xuống sông Lừ.

    (ĐSPL) - Tàu hỏa chạy hướng Nam – Bắc di chuyển đến đoạn cầu Trắng thì xảy ra tai nạn với một người phụ nữ ngồi gần đường ray khiến nạn nhân bị hất văng xuống sông Lừ.

    Theo báo Công an nhân dân, vào khoảng 20h30 tối ngày 25/11, một vụ tai nạn đường sắt đã xảy ra tại khu vực cầu Trắng (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

    Theo đó, tàu hỏa chạy hướng Nam – Bắc vừa rời ga Hà Nội di chuyển đến đoạn cầu Trắng (quận Hoàng Mai) thì xảy ra tai nạn với một người phụ nữ đang ngồi gần đường ngang tàu hỏa. Nạn nhân bị hất văng xuống sông Lừ.

    Người dân tụ tập quanh khu vực xẩy ra vụ tai nạn - Ảnh: báo CAND

    Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lái tàu đã cho tàu dừng lại đồng thời một nhân viên tàu hỏa đã lập tức xuống sông mò tìm nạn nhân.

    Sau khoảng gần 10 phút, nạn nhân được tìm thấy và đưa lên bờ, đồng thời đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện. Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về tính mạng của người gặp nạn.

    Cũng theo người dân tại khu vực cho biết, hàng ngày vào buổi tối tại cầu Trắng, có rất nhiều hàng quán được các hộ kinh doanh bày la liệt gần đường ray tàu hỏa.

    Trước đó, báo Tri thức trẻ cũng thông tin về một vụ việc tương tự khi tàu hỏa hất văng người xuống sông.

    Cụ thể, 7h5 sáng 3/6/2013 người đàn ông điều khiển xe máy mang 62E1 - 060.02chạy đến khu vực chân cầu Bình Lợi (phía bên phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức). Lúc này, nạn nhân dựng xe máy bên đường rồi bất ngờ đi bộ ra đứng dang hai tay giữa đường ray trên cầu.

    Cùng lúc này, tàu hỏa mang số hiệu SPT2 chạy tuyến Sài Gòn - Phan Thiết chạy ngang qua. Phát hiện sự việc trên, lái tàu cố gắng phanh lại nhưng không kịp, nạn nhân bị tàu đâm vào, hất văng xuống dưới sông Sài Gòn

    Điều 23 Nghị định số 44/2006/NĐ-CP về Vi phạm quy định về phòng ngừa, khắc phục và giải quyết sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi biết tai nạn xảy ra trên đường sắt mà không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm mà không phát hiện kịp thời chướng ngại vật trên đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc đã phát hiện mà không thông báo kịp thời, không phòng vệ hoặc phòng vệ không đúng quy định.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có trách nhiệm có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn;

    b) Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;

    c) Khi nhận được tin báo về tai nạn đường sắt không đến ngay hiện trường để giải quyết;

    d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;

    đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tầu;

    e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn.

    4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn;

    b) Lợi dụng tai nạn để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn;

    c) Gây tai nạn mà cố ý bỏ trốn;

    d) Trốn tránh, không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.

    5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt;

    b) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;

    c) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tầu và việc tạm đình chỉ chạy tầu cho trực ban chạy tầu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố và nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;

    d) Không đình chỉ chạy tầu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tầu.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    LINH CHI(Tổng hợp)

    Xem thêm video tin tức tại đây:

    [mecloud]KGrl18PmpV [/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngoi-gan-duong-ray-mot-phu-nu-bi-tau-hoa-hat-vang-xuong-song-lu-a171736.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan