+Aa-
    Zalo

    Ngày tốt, giờ tốt cho chuyển nhà cưới hỏi trong tháng 4 âm lịch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày tốt theo quan điểm cổ truyền là những ngày hoàng đạo, ngày có sao tốt chiếu và không phạm vào những ngày kiêng kỵ cố định.

    (ĐSPL) - Ngày tốt theo quan điểm cổ truyền là những ngày hoàng đạo, ngày có sao tốt chiếu và không phạm vào những ngày kiêng kỵ cố định.

    Ngày hoàng đạo, hắc đạo và ngày kỵ

    Theo học giả Phan Kế Bính trong bài Chọn ngày kén giờ, trong năm, trong tháng có những ngày cố định mà người Việt rất kiêng, không làm những việc đại sự như làm nhà, chuyển nhà, cưới hỏi, khai trương…

    Những ngày đó là ngày dương công kỵ nhật, ngày thọ tử, ngày tam nương. Cũng theo tài liệu này, ngày Thọ tử là các ngày mùng 5, 14, 23 hàng tháng. Ngày Tam nương là ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27 hàng tháng còn ngày Dương công kỵ nhật trong 1 năm có 13 ngày rải rác trong các tháng. Trong tháng 4 âm lịch, ngày Dương công kỵ nhật là ngày mùng 7.

    Ảnh minh họa.

    Ngày hoàng đạo, theo quan niệm của các nhà thiên văn xưa, là những ngày có nhiều cát tinh hội tụ nên là ngày tốt lành. Do đó, người ta thường chọn ngày hoàng đạo để khai trương, xuất hành, cưới gả…

    Theo sách của tác giả Tân Việt, ngày hoàng đạo trong tháng 4 là các ngày Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu và ngày hắc đạo là các ngày Tý, Dậu, Tị, Mão. Đối chiếu với lịch thì ngày hoàng đạo trong tháng 4 này gồm các ngày âm lịch là: Mùng 1 (18/5 dương lịch), mùng 2, mùng 4, mùng 8, 13, 14, 16, 20, 25, 26, 28.

    Trái ngược với ngày hoàng đạo là ngày hắc đạo.  Ngày hắc đạo là những ngày hội tụ nhiều tinh tú xấu. Trong tháng 4, ngày hắc đạo là các ngày Tý, Dậu, Tị, Mão. Đối chiếu vào lịch thì ngày hắc đạo trong tháng 4 là các ngày sau đây: Mùng 7, mùng 10, 12, 19, 22, 24.

    Đối chiếu ngày hoàng đạo với các ngày kỵ cố định ta thấy trong số các ngày hoàng đạo có ngày 13 tuy hoàng đạo nhưng trùng với ngày Tam nương nên cũng không tốt, ngày 14 hoàng đạo nhưng cũng trùng với ngày Thọ tử cho nên cũng xấu.

    Như vậy, trong tháng 4 âm lịch này, những ngày tốt thực sự chỉ có các ngày 1, 2 tức 18/5 và 19/5 đã qua, ngày 4 tức 21/5, ngày 8 tức 25/5, ngày 16 tức 2/6 dương lịch, ngày 20 tức là ngày 6/6 dương, ngày 25 là 11/6 dương, ngày 26 là 12/6 dương và ngày 28 là 14/6 dương.

    Ngày 13 hoàng đạo nhưng lại là ngày tam nương nên không được, tương tự ngày 14 là hoàng đạo nhưng lại là ngày thọ tử cũng không tốt.

    Xem giờ hoàng đạo cho những ngày tốt của tháng 4

    Truyền thống người Việt khi tiến hành các việc lớn như khai trương buôn bán, làm nhà, chuyển nhà, cưới gả đều không chỉ xem riêng ngày tốt mà còn xem cả giờ tốt để khởi sự. Việc xem giờ tốt cũng thường xem theo giờ hoàng đạo. Kỹ hơn nữa thì người ta còn xem theo cả sự hợp hay xung của tuổi gia chủ với giờ. Tuy nhiên ở đây, đáp ứng mức độ phổ thông, chúng tôi chỉ xét đến giờ hoàng đạo mà thôi.

    Theo tác giả Tân Việt trong bài 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, cách tính giờ hoàng đạo dựa theo một quy tắc đã được cổ nhân tổng kết thành một bài thơ trong đó mỗi từ trong câu thơ là ứng với một giờ trong ngày.

    Bài thơ có 6 câu. Câu đầu ứng với ngày Dần, Thân; câu 2 ứng với ngày Mão, Dậu; câu 3 ứng với ngày Thìn, Tuất; câu 4 ứng với ngày Tỵ, Hợi; câu 5 ứng với ngày Tý, Ngọ và câu 6 ứng với ngày Sửu, Mùi. Những từ có chữ Đ là giờ hoàng đạo. Dưới đây là bài thơ:

    Dần, Thân: Đi đứng bình yên đến đâu cũng được người quen đón chào

    Mão, Dậu: Đến cửa động đào có tiên đưa đón qua đèo thiên thai

    Thìn, Tuất: Ai ngóng đợi ai đường đi xuôn sẻ đẹp đôi bạn đời

    Tỵ, Hợi: Cuối đất cùng trời đến nơi đắc địa còn ngồi đắn đo

    Tý, Ngọ: Đẹp đẽ tiền đồ qua sông đừng vội đợi đò sang ngang

    Sửu, Mùi: Sẵn kẻ đưa đường băng đèo vượt suối đem sang đồn điền

    Trong các ngày tốt cũng tháng 4 đã nói ở trên thì ngày 1 và ngày 25 là ngày Ngọ nên các giờ hoàng đạo giống nhau. Ngày mùng 4, 16 và 28 cùng là ngày Dậu nên giờ hoàng đạo giống nhau, ngày mùng 8 và 20 cùng là ngày sửu nên giờ hoàng đạo giống nhau, ngày mùng 2 và ngày 26 cùng ngày Mùi nên giờ hoàng đạo cũng giống nhau.

    Dưới đây là các giờ hoàng đạo cụ thể cho các ngày hoàng đạo nói trên:

    Ngày/giờ

    Sửu

    Dần

    Mão

    Thìn

    Tị

    Ngọ

    Mùi

    Thân

    Dậu

    Tuất

    Hợi

    1 và 25/4 âm

     

     

     

     

     

     

    Ngày 2 và 26/4 âm

     

     

     

     

     

     

    Ngày 8 và 20/4 âm

     

     

     

     

     

     

    Ngày 4, 16, 28 âm

     

     

     

     

     

     

    Theo giờ các mùa trong năm, trong tháng 4 âm lịch, 12 giờ can chi ứng với các giờ sau: Tý 0h40 – 2h39, Sửu 2h40- 4h39 Dần: 4h40 – 6h39, Mão: 6h40 – 8h39, Thìn 8h40 – 10h39, Tị 10h40 – 12h39, Ngọ 12h40 – 14h39, Mùi 14h40 – 16h39, Thân 16h40 – 18h39, Dậu 18h40 -20h39, Tuất 20h40 – 22h39, Hợi 22h40 – 0h39.

    Trần Long 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngay-tot-gio-tot-cho-chuyen-nha-cuoi-hoi-trong-thang-4-am-lich-a95476.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.