Thời điểm cuối năm 2013, thương vụ hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính dầu khí (PVFC) với Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (Westernbank) thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcombank) đã khiến thị trường tài chính khá ồn ào. Hay việc ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh mua CTTC 100\% vốn nước ngoài cũng hết sức được chú ý. Nhìn nhận về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, đúng ra, các CTTC không có chức năng tín dụng. ở các nước khác thường có ủy ban giám sát của Nhà nước về vấn đề này và có sự liên thông giữa ủy ban giám sát của ngân hàng với ủy ban giám sát của các hệ thống tài chính... Tuy nhiên, ở nước ta, hệ thống đó chưa liên thông với nhau nên nhiều khi còn khó kiểm soát.
Ví dụ, trong vụ án "bầu" Kiên, "ông bầu" này đã lập các CTTC phát hành trái phiếu. Một ngân hàng mua trái phiếu đó thì CTTC có tiền và họ lại đầu tư cho một ngân hàng khác. Điều đó có nghĩa là CTTC này không hề có tiền thực. Tiền của họ chủ yếu là tiền được huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải xem xét kỹ chất lượng, số vốn tự có so với số vốn kinh doanh của một CTTC. Nhận định về việc sáp nhập, chuyên gia kinh tế này quả quyết: "Việc các CTTC đầu tư vào ngân hàng và ngược lại là đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, chắc chắn phải có một động cơ nào đó, họ muốn có lãi, hay cũng có thể muốn trốn tránh một điều gì đó".
TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. |
Đồng quan điểm, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN phân tích với PV báo Đời sống và Pháp luật: "Nếu CTTC sáp nhập vào ngân hàng thì chủ yếu làm cho ngân hàng phát triển mạnh hơn. Còn những CTTC yếu sẽ nhờ vào sự hỗ trợ của ngân hàng để phát triển mạnh lên. Thực tế, các ngân hàng khi duyệt sáp nhập sẽ có tiêu chí cụ thể. Việc CTTC lợi dụng để đưa nợ xấu vào ngân hàng cũng sẽ được kiểm soát và đương nhiên, cái giá của sự mua bán sẽ khác. Từ xưa đến nay, các ngân hàng vẫn mạnh hơn nhờ hệ thống tài chính bổ sung cho nhau, tạo nên những thương hiệu tốt, phát triển bền vững, an toàn, chất lượng. Mua CTTC là cách để một ngân hàng có thêm tiềm lực kinh tế và nâng cao thương hiệu. Nhưng chắc chắn khi mua, họ phải có sự tính toán và chọn lọc. Đương nhiên, với những CTTC không còn khả năng phát triển, tồn tại trong tình trạng "giãy chết" thì phía ngân hàng cũng sẽ không dám liều. Trên thực tế, có khá nhiều CTTC thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động không có hiệu quả. Cần có sự sắp xếp lại, nếu chắc chắn CTTC nào không còn đủ khả năng phát triển thì nên loại bỏ".
Phía ngân hàng có thể mua cả phần rủi ro khi sáp nhập với công ty tài chính. ảnh minh họa |
Sẽ "xóa sổ" các công ty tài chính?!
Công ty tài chính kinh doanh tín dụng đen là rất nguy hiểm Liên quan đến việc một số ý kiến cho rằng, các CTTC mang bóng dáng của tín dụng đen, cho vay với lãi suất trên dưới 100\%/năm, TS. Cao Sỹ Kiêm khẳng định: "Tình trạng này đã từng tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, mỗi CTTC nên nhớ rằng, hình thức kinh doanh tín dụng đen rất nguy hại. Nó sẽ khiến các CTTC suy sụp và đổ vỡ rất nhanh. Nó có thể hủy hoại chính tài sản của công ty, mất uy tín và sau này nếu CTTC muốn phát triển lại sẽ vô cùng khó. Hơn nữa, việc làm này chắc chắn không sớm thì muộn cũng bị Nhà nước thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm. Chuyện mua bán như một cuộc hôn nhân Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) bày tỏ quan điểm: "Một ngân hàng muốn mua CTTC là bởi vì CTTC vẫn có lợi cho sự phát triển của mình. Thông thường, mỗi người khi đi mua bao giờ cũng có sự tính toán đầy đủ, kỹ lưỡng và chúng ta không nên "lo bò trắng răng", bởi người mua không mấy ai chọn mua đồ xấu. Họ tính kĩ đến mức, thậm chí có thể mua cả phần rủi ro của phía bán. Bên ngoài nhìn nhận có thể chỉ thấy phần nhiều là mặt rủi ro nhưng bên trong rủi ro đó còn có những mối lợi khác thì chỉ phía mua mới hiểu. Cả người mua và người bán đều sẽ tính đến lợi nhuận nhất định. Nó cũng giống như một cuộc hôn nhân, hai bên gặp, yêu nhau thì mới cưới. Phía ngân hàng chúng tôi chưa hề có một tư tưởng nào về chuyện sáp nhập CTTC". |