(ĐSPL) – Không chỉ riêng bà chủ hãng sữa TH True Milk muốn cải tạo vùng đất Tây Nguyên mà Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, ông Nguyễn Đức Hưởng cũng có ý định với mảnh đất này. Ông cho biết, ông sẽ đề xuất với Ngân hàng Nhà nước cho vay 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân Tây Nguyên thay đổi lại cơ cấu cây trồng.
Nuôi bò và chế biến sữa trên Tây Nguyên
Xoay quanh vấn đề mảnh đất Tây Nguyên, trước đó bà Thái Hương – bà chủ hãng sữa sạch TH Milk cũng đã trao đổi với Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình rằng: “Cứ có đất cho tôi, sau ba năm nữa Tây nguyên sẽ hoàn toàn thay đổi”. Dự án của bà Hương không chỉ dừng lại ở việc chế biến sữa mà còn mở rộng sang trồng rừng, sản xuất dược liệu và xây dựng khu du lịch sinh thái.
|
“Cứ có đất cho tôi, sau ba năm, Tây nguyên sẽ hoàn toàn thay đổi”. |
Trước lời đề nghị cùa bà Hương, ông Bình thể hiện thái độ kì vọng với dự án lớn này bởi ông tin tưởng vào sự thành công của tập đoàn TH Milk trước đó. Bà là người đã thay đổi đời sống của người dân Nghệ An 3 năm về trước, giúp cuộc sống của họ cải thiện hơn rất nhiều.
Có chung suy nghĩ với bà Hương vì tin rằng Tây Nguyên là một vùng đất tiềm năng, ông Nguyễn đức Hưởng đã đưa ra một đề án cụ thể với LienVietPostBank về ý tưởng phát triển cây mắc ca tại khu vực này.
Ông cho rằng, Tây Nguyên có nhiều lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng, chỉ có điểm yếu là điện, đường và nước, nếu biết phân bố và tổ chức lại việc sản xuất và cung cấp điện nước chắc chắn sẽ là địa điểm thuận lợi để bà con thay đổi cuộc sống của mình.
Trông mắc cao hơn cà phê?
Là người chủ trì đề án này, ông Nguyễn Đức Hưởng đặt vấn đề: “Cây cà phê tại địa bàn Tây Nguyên đang có sự sụt giảm mạnh mẽ về năng suất do sự già hóa theo thời gian. Chúng tôi muốn hướng đến một sự chuyển đổi có hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều”. Theo thực tế cho thấy, phải mất từ 5 – 6 năm thì cây cà phê mới cho thu nhập trở lại cộng thêm chi phí đầu tư cũng tốn kém, nếu đưa cây mắc ca vào thay thế thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Cây mắc ca hay còn gọi là cây quả cứng Hawaii, chúng là loại quả có nhân chứa chất dinh dưỡng khá cao, hàm lượng dầu tới 78\%. Trong dầu mắc ca có trên 87\% là axit béo không no, hàm lượng protein trong nhân lên tới 9,2\%, cùng 20 loại axít amin rất cần thiết cho cơ thể… Nhân hạt mắc ca được dùng làm thực phẩm cao cấp, dầu được dùng trong các loại mỹ phẩm, hiện được ưa chuộng ở thị trường Âu Mỹ. Trong khi chi phí bỏ ra để đầu tư cho loại cây này rất thấp.
|
Cây cà phê tại địa bàn Tây Nguyên đang có sự sụt giảm mạnh mẽ |
Sở dĩ ông Hưởng lựa chọn cây mắc cao là bởi sau khi xem xét và thăm dò kĩ lưỡng thị trường trên thế giới ông thấy rằng cây mắc cao được sử dụng nhiều hơn so với cafe và đa dạng trong chế biến, sử dụng. Tính tới thời điểm hiện tại thì mắc cao chính là mặt hàng nông sản đắt nhất thế giới. Trước đó vào năm 2002, cây mắc cao cũng đã được trồng rộng rãi tại khu vực Tây Bắc, và hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên diện tích mắc ca đã lên tới hàng nghìn ha và cho kết quả thu hoạch rất tốt.
Trước những tiềm năng to lớn của dự án này, ông Nguyễn Đức Hưởng cho biết LienVietPostBank sẽ đề xuất giải pháp 10.000 tỉ đồng cho hộ nông dân vùng Tây Nguyên vay để phát triển giống cây này. Hơn thế, ngân hàng cũng sẽ trực tiếp đầu tư 5.000 ha mắc ca thông quan Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt; đây cũng là đầu mối thực hiện quy trình khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ....
|
Nếu đưa cây mắc ca vào thay thế thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn? |
Ngoài ra, đề án cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp chỉ đạo các ngân hàng thương mại khác đồng hành với LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn bằng xây dựng gói cho vay đặc thù, lãi suất thấp phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây mắc ca tại địa bàn Tây Nguyên - kế hoạch mà đề án tin tưởng ở khả năng tạo đột phá về hiệu quả kinh tế.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-len-tay-nguyen-canh-tranh-voi-dang-le-nguyen-vu-a28885.html