+Aa-
    Zalo

    Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua Ukraine bằng cách nào khi chiến sự ác liệt?

    (ĐS&PL) - Khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu sang châu Âu vẫn đi qua Ukraine. Một nửa còn lại đi qua Turkstream dưới Biển Đen.

    Gazprom là một công ty vận hành hệ thống đường ống dẫn khí có trụ sở tại Nga. Các hoạt động chính của Công ty bao gồm thăm dò và sản xuất khí; vận chuyển khí; bán khí trong phạm vi Liên bang Nga và nước ngoài; lưu trữ khí; sản xuất dầu thô và khí ngưng tụ; chế biến dầu, khí ngưng tụ và các loại hydrocarbon khác, bán các sản phẩm tinh chế, sản xuất và bán năng lượng điện và nhiệt.

    Gazprom cung cấp khoảng 42 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày cho châu Âu qua Ukraine. Khí đốt được vận chuyển bằng đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod chạy qua Sudzha ở vùng Kursk gần Ukraine. Sudzha là điểm trung chuyển cuối cùng của khí đốt tự nhiên của Nga đến Tây và Trung Âu hiện vẫn còn hoạt động.

    Khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu sang châu Âu hiện vẫn đi qua Ukraine. Ảnh minh họa

    Khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu sang châu Âu hiện vẫn đi qua Ukraine. Ảnh minh họa

    Khoảng 14,65 tỷ mét khối (bcm) khí đốt được cung cấp qua Sudzha trong năm 2023, tương đương khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga sang châu Âu.

    Nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt của Ukraine cho biết, khí đốt Nga vẫn đang được vận chuyển bình thường đến người tiêu dùng châu Âu, bất chấp các thông tin liên quan tới việc quân đội Nga đang giao tranh dữ dội với các lực lượng Ukraina xâm nhập tỉnh Kursk. 

    Đường ống dẫn khí đốt là một phần của hành lang Ukraine, cung cấp khí đốt trung chuyển theo hướng Slovakia. Tại Slovakia, đường ống dẫn khí đốt được chia thành một nhánh đi đến Cộng hòa Séc, nhánh còn lại đi đến Áo.

    Nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt của Ukraine cho biết lượng khí đốt quá cảnh của Nga qua Ukraine đã tăng 10,5% trong khoảng thời gian tháng 1-7 so với cùng kỳ năm ngoái.

    Hầu hết các quốc gia EU đã giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga do cuộc xung đột ở Ukraine. Những quốc gia nhận khí đốt chính trước đây qua Ukraine bao gồm Áo, Slovakia, Ý, Hungary, Croatia, Slovenia và Moldova. Áo vẫn nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, trong khi các nước khác đã đa dạng hóa nguồn cung và thực hiện các bước để giảm nhu cầu.

    Vào tháng 12/ 2019, Moscow và Kyiv đã ký một thỏa thuận dài hạn kéo dài năm năm về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: 45 bcm vào năm 2020 và 40 bcm mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024. Thỏa thuận về việc vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine sẽ hết hạn vào năm 2024 và Kyiv cho biết họ không có ý định gia hạn hoặc ký kết một thỏa thuận mới.

    Vào tháng 5/ 2022, Ukraine đã ngừng tiếp nhận khí đốt trung chuyển qua trạm Sokhranovka với công suất 30 triệu mét khối mỗi ngày, với lý do bất khả kháng và đề xuất chuyển toàn bộ khối lượng khí đốt trung chuyển sang Sudzha.

    Turkstream là một đường ống dẫn khí dài 910 km (570 dặm) chạy dưới Biển Đen, nối Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Các đường ống đôi trong dự án này sẽ có tổng công suất tối đa là 31,5 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nga-xuat-khau-khi-ot-sang-chau-au-thong-qua-ukraine-bang-cach-nao-khi-chien-su-ac-liet-a454880.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan