+Aa-
    Zalo

    Nên làm gì khi xảy ra động đất?

    (ĐS&PL) - Việc bỏ chạy ngay lập tức khi cảm nhận được những rung lắc đầu tiên là một phản xạ tự nhiên, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng đây là hành động sai lầm.

    Báo Tuổi trẻ cho biết, theo Viện Vật lý địa cầu (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), từ khoảng 1h đến 7h sáng nay, tại khu vực Kon Plông (Kon Tum) xảy ra liên tiếp 7 trận động đất.

    Các trận động đất này có cường độ mạnh từ 2,5 - 3,4 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 - 8,2km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

    Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.

    Ngày 30/7, tại khu vực Kon Plông (Kon Tum) xảy ra 4 trận động đất có cường độ mạnh từ 2,5 - 3,1 độ. Còn ngày 28 và 29/7, tại đây xảy ra "dồn dập" 46 trận động đất, trong đó có trận động đất mạnh 5 độ gây rung lắc ở nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

    Khu vực Kon Plông (Kon Tum) xảy ra 4 trận động đất có cường độ mạnh từ 2,5 - 3,1 độ trong ngày 30. Ảnh: Báo Đồng Tháp.

    Khu vực Kon Plông (Kon Tum) xảy ra 4 trận động đất có cường độ mạnh từ 2,5 - 3,1 độ trong ngày 30. Ảnh: Báo Đồng Tháp.

    Vậy nên làm gì khi có động đất?

    Trao đổi trên VnExpress, đại úy Nguyễn Danh Luân, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, chia sẻ kỹ năng sinh tồn trong nhà, ngoài đường khi xảy ra động đất.

    Khi ở trong nhà

    Mặc dù động đất mạnh hiếm khi xảy ra ở Việt Nam, nhưng việc trang bị kiến thức về phòng tránh vẫn vô cùng quan trọng.

    Khi cảm nhận được những rung lắc đầu tiên, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm ngay một vị trí an toàn. Đó có thể là gầm bàn, gầm ghế, hoặc góc tường trong nhà.

    Bạn không nên chạy ra ngoài hoặc di chuyển đến các khu vực khác vì không đủ thời gian và rung chấn có thể khiến đồ vật rơi, gãy, cấu kiện bị đổ sập.

    Ngoài ra, việc cùng di chuyển trong tâm lý hoảng loạn, vội vã có thể gây ra tình trạng dẫm đạp lên nhau, rất nguy hiểm, nhất là khi mọi người thường không mang theo đồ bảo vệ.

    Tư thế phòng vệ cũng rất quan trọng. Bạn nên ngồi khom người, dùng tay ôm đầu và che cổ. Nếu có sẵn quần áo, túi xách, hãy dùng chúng để bảo vệ phần đầu và cổ. 

    Khi đang ở ngoài trời và cảm nhận được động đất, điều quan trọng nhất là tìm nơi trú ẩn an toàn ngay lập tức. Ảnh minh họa.

    Khi đang ở ngoài trời và cảm nhận được động đất, điều quan trọng nhất là tìm nơi trú ẩn an toàn ngay lập tức. Ảnh minh họa.

    Khi ở ngoài đường

    Khi đang ở ngoài trời và cảm nhận được động đất, điều quan trọng nhất là tìm nơi trú ẩn an toàn ngay lập tức.

    Hãy tránh xa các tòa nhà, cột điện, cây cối lớn vì chúng có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Nếu có thể, hãy tìm một góc tường vững chắc hoặc gầm cầu vượt để trú ẩn. Sau khi động đất dừng hẳn, hãy di chuyển chậm rãi và cẩn thận đến nơi công cộng để được hỗ trợ.

    Để đối phó với động đất, bạn cần:

    - Nắm rõ số điện thoại liện hệ: cảnh sát 113, cứu hỏa 114, cấp cứu 115

    - Biết cách cách tắt khí ga, điện và nước.

    - Định vị được các sở cứu hỏa, sở cảnh sát, trung tâm cấp cứu gần nhất.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nen-lam-gi-khi-xay-ra-ong-at-a451484.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan