+Aa-
    Zalo

    Nên hay không nên ăn bưởi sau khi uống rượu? Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

    (ĐS&PL) - Thực tế bưởi chứa hợp chất furanocoumarin làm tăng men ruột, khiến tăng độc tính ethanol trong bia rượu, gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất sau khi uống rượu bia khoảng 48 giờ mới nên ăn bưởi.

    Thành phần quả bưởi

    nen hay khong nen an buoi sau khi uong ruou loi khuyen huu ich tu chuyen gia6

    Phần chúng ta ăn được trong quả bưởi là múi bưởi, trong múi bưởi có chứa rất nhiều dinh dưỡng như: Vitamin C, Kali, chất xơ,... Có nghiên cứu đã chỉ ra, quả bưởi chứa đến hơn 15 loại Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

    Mỗi thành phần dinh dưỡng lại có tác dụng khác nhau với sức khỏe.

    Bên cạnh đó, quả bưởi có chứa rất ít calo, hàm lượng calo được đánh giá thuộc nhóm thấp nhất trong các loại trái cây thường ăn.

    Có nên ăn bưởi sau khi uống rượu

    Bưởi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như có thể làm thuốc Đông y trừ phong hóa đờm, trị ho, ngừa rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa say xe. Bưởi giàu các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.

    Tuy nhiên, mọi người nên cẩn trọng sử dụng bưởi trong một số trường hợp. Cho rằng bưởi chứa nhiều nước, giàu vitamin C nên có thể giải rượu, là hoàn toàn sai lầm. Thực tế bưởi chứa hợp chất furanocoumarin làm tăng men ruột, khiến tăng độc tính ethanol trong bia rượu, gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất sau khi uống rượu bia khoảng 48 giờ mới nên ăn bưởi.

    Ngoài rượu bia, người đang sử dụng một số loại thuốc cũng không nên ăn bưởi vì nó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, như một số loại thuốc điều trị ung thư, trong khi loại quả này lại rất tốt với bệnh nhân bị đái tháo đường.

    Chính vì những ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng sức khỏe nên các chuyên gia khuyến cáo người đang trong quá trình điều trị bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ, nếu muốn ăn bưởi để tránh tác dụng phụ.

    nen hay khong nen an buoi sau khi uong ruou loi khuyen huu ich tu chuyen gia4

    Tác dụng của bưởi có thể bạn chưa biết

    Tốt cho hệ miễn dịch

    Ăn bưởi thường xuyên giúp bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh do bổ sung hàm lượng lớn Vitamin C cùng các chất chống oxy hóa khác, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm tổn thương tế bào do gốc tự do.

    Trong 1 số nghiên cứu cho thấy, những người mắc chứng cảm lạnh thông thường khi bổ sung nhiều Vitamin C thì thời gian hồi phục được rút ngắn đáng kể. Ngoài hàm lượng Vitamin C cao thì trong trái bưởi cũng chứa nhiều Vitamin A có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm, cải thiện tình trạng viêm sưng.

    Khi có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, cùng các dinh dưỡng bưởi cung cấp như Vitamin B, đồng, kẽm, sắt,... làn da của bạn cũng khỏe mạnh, mịn màng hơn.

    Bưởi giúp giảm cảm giác thèm ăn

    Làm sao để giảm cảm giác thèm ăn và từ đó giảm lượng thức ăn, đặc biệt là các thực phẩm giàu calo là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ đang cần giảm cân quan tâm. Mùi thơm của trái bưởi có tác dụng giảm cảm đói bụng và thèm ăn. Hơn nữa sau khi ăn bưởi, cơ thể tiết ra nhiều hơn hormone cholecystokinin có tác dụng điều hòa dịch tiêu hóa, ức chế cơn đói.

    Hàm lượng chất xơ cao lại ít calo nên bưởi cũng là lựa chọn tốt để bạn thỏa mãn cơn đói, tránh ăn quá nhiều gây phá vỡ kế hoạch giảm cân.

    Giảm sốt, hỗ trợ chữa cảm ốm thông thường

    Nước ép trái bưởi cung cấp cho cơ thể lượng lớn Vitamin C cùng nước, làm dịu cảm giác khó chịu khi bạn bị sốt. Cùng với đó, tác dụng tăng cường miễn dịch, bổ sung dịch cho cơ thể, hương vị thơm ngon dễ ăn nên bưởi là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang bị sốt hay mắc các bệnh cảm ốm thông thường.

    Trái bưởi còn rất giàu quinine tự nhiên - một chất thuộc nhóm kiềm, hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét, viêm khớp, cải thiện chứng chuột rút về đêm. Chất này khá hiếm gặp trong thực phẩm tự nhiên, bưởi là một trong số ít loại quả chứa nó. Bạn có thể giúp cơ thể hấp thu tốt hơn chất quinine từ quả bưởi bằng cách đun sôi ¼ trái bưởi và xay thành bột.

    nen hay khong nen an buoi sau khi uong ruou loi khuyen huu ich tu chuyen gia2

    Cúm là bệnh thường gặp do virus gây ra, trong trái bưởi có chất Naringin là một loại flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Khi ăn bưởi, chất này trong cơ thể sẽ hoạt động như một chất kháng virus, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.

    Ăn bưởi để cải thiện chứng khó tiêu

    Khó tiêu là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, nguyên nhân có thể do thực phẩm bạn ăn hoặc thói quen ăn uống không tốt, khi đó bưởi là thực phẩm phù hợp giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tác dụng trị chứng khó tiêu của bưởi khá nhanh nhờ việc làm dịu cơn nóng và kích ứng của dạ dày.

    Bên cạnh đó, sau khi ăn bưởi, dịch chất tiêu hóa trong đường ruột cũng được đẩy mạnh lưu thông, từ đó giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nguyên nhân được cho là do hàm lượng chất xơ cao và bột thực vật có trong trái bưởi, ăn thường xuyên cũng hỗ trợ điều hòa chu kỳ bài tiết của cơ thể.

    Nhờ những lợi ích trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng chiết xuất bưởi trong y học hiện đại với mục tiêu cải thiện tiêu hóa, khắc phục chứng đầy hơi khó tiêu.

    Ăn bưởi giúp cải thiện chứng hạ đường huyết

    Trong bưởi có chứa chất naringenin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, tăng độ nhạy của insulin. Điều này rất có lợi với các bệnh nhân tiểu đường, nếu ăn thường xuyên có thể làm giảm lượng glucose, hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường. Ở người không mắc bệnh, ăn bưởi thường xuyên cũng được khuyến cáo để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

    Có thể thấy, bưởi không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.

    Những đại kỵ khi ăn bưởi

    nen hay khong nen an buoi sau khi uong ruou loi khuyen huu ich tu chuyen gia1

    Mặc dù được đánh giá là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, khi ăn bưởi cần lưu ý tránh một số thực phẩm không được kết hợp cùng. Bởi vì khi kết hợp cùng bưởi có gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể.

    Người bị dạ dày, tá tràng không nên ăn bưởi

    Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.

    Người đang đói không nên ăn bưởi

    Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.

    Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó để lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.

    Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột

    Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.

    Không ăn bưởi cùng gan lợn

    Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.

    Không ăn khi đang dùng thuốc

    Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.

    Đối với người có lượng mỡ trong máu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.

    Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nen-hay-khong-nen-an-buoi-sau-khi-uong-ruou-loi-khuyen-huu-ich-tu-chuyen-gia-a606706.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ai hay phải uống rượu bia, chức năng gan kém: Có cách cực hay!

    Ai hay phải uống rượu bia, chức năng gan kém: Có cách cực hay!

    Ai từng cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, vàng da vì chức năng gan kém, nhưng lại hay phải uống rượu bia do tính chất công việc thì chắc hẳn sẽ tìm thấy hình bóng bản thân trong câu chuyện của chú Nguyễn Mạnh Lâm (Hà Nội). Cùng lắng nghe chia sẻ của chú Lâm để biết được “phép màu” nào đã giúp chú phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng gan chỉ sau 1 tháng nhé.