(ĐSPL) - Bạn đọc đang băn khoăn hành vi Ném đá vào CSGT đang đi tuần tra bị xử lý về tội gì, có bị truy tố hay không... hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi.
Ảnh minh họa |
Luật sư trả lời:
Theo thông tin được biết, gần đây dư luận đang quan tâm đến vụ việc một nhóm đối tượng có hành vi ném đá vào CSGT đang đi tuần tra khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu.
Cụ thể, vụ việc xảy ra vào khoảng 16h, ngày 4/10, Thượng úy Nguyễn Trường Chinh và Thượng sỹ Trần Thái Hưng điều khiển mô tô đi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến đường liên xã từ xã Vụ Bổn đi xã Ea Kly. Khi đang lưu thông qua khu vực UBND xã Vụ Bổn thì bất ngờ 2 CSGT bị một nhóm thanh niên khoảng 8 người ngồi trong quán cà phê lao ra, trên tay cầm sẵn đá và ném liên tiếp vào người và xe của CSGT, sau đó nhanh chóng bỏ trốn.
Cả 2 CSGT và chiếc xe đều bị ngã nhào xuống đường khiến Thượng sỹ Hưng bị thương nhẹ còn Thượng úy Chinh bị chấn thương nặng ở phần chân và nhanh chóng được người dân đưa đi cấp cứu.
Trước hết, phải khẳng định rằng hành vi ném đá vào người đang tham gia giao thông là hành vi nguy hiểm. Cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Trở lại vấn đề trên, theo quy định pháp luật hành vi ném đá vào CSGT đang đi tuần tra khiến nạn nhân phải nhập viện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo Điều 104 Bộ luật hình sự hiện hành.
Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, nhân thân người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ sáu tháng đến mười lăm năm.
Cụ thể như sau:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”
Tại điểm c tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên, mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
Theo đó, phương tiện nguy hiểm là vật có sẵn trong tự nhiên gồm: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...
Xem thêm video:
[mecloud]zmm7I2Wiam[/mecloud]