"Trong giai đoạn tích cực của cuộc tập trận, một số máy bay phát hiện radar tầm xa đã xuất hiện trên bầu trời Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic. Chúng tôi nhận ra rằng họ đang theo dõi tất cả các chuyến bay và theo dõi hoạt động của chúng tôi”, Phó Tư lệnh Lực lượng Phòng không Không quân Belarus Leonid Davidovich cho hay.
Theo ông Davidovich, Belarus “từ lâu đã học được cách đáp trả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”. Quốc gia này đang tìm cách đối phó với NATO đồng thời thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn hoạt động tình báo của đối phương.
Ông Davidovich cũng chỉ ra rằng, trong cuộc tập trận chung giữa Nga và Belarus, hầu hết lực lượng không quân của Không quân Belarus đều tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các căn cứ không quân, các loại máy bay của Belarus đều có mặt trong cuộc tập trận này.
"Số lượng quân nhân tối đa tham gia cuộc tập trận, phạm vi nhiệm vụ tối đa được thực hiện. Tất nhiên, trong cuộc tập trận, các bên đã trao đổi kinh nghiệm. Tất nhiên, nhiều phi công Nga với các phi công của chúng tôi", Phó Tư lệnh Lực lượng Phòng không Không quân Belarus tiết lộ.
Trong các ngày 27-31/5, Moscow và Minsk đã tổ chức các cuộc tập trận chiến thuật và bay chung với sự tham gia của các lực lượng, phương tiện của Lực lượng phòng không và không quân Belarus và Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cùng từng cho biết, nước này và Nga đang tiến hành các cuộc tập trận huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chung trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến 2 bên.
"Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí đáng sợ. Nhưng nó là một loại vũ khí. Vì vậy, để sử dụng những loại vũ khí đó, chúng ta phải huấn luyện, chúng ta phải biết cách sử dụng chúng. Căng thẳng leo thang đang diễn ra", ông Lukashenko nói.
Theo Tổng thống Belarus, cả Minsk và Moscow đã thông báo công khai về cuộc tập trận trong bối cảnh căng thẳng leo thang “trước hết xuất phát từ Ukraine". Tuy nhiên, sự leo thang không chỉ xảy ra ở Ukraine, vì Trung Đông đã bùng cháy với Iran ở gần đó và xa hơn nữa là khu vực Thái Bình Dương.
"Chúng tôi không muốn xảy ra chiến tranh và không muốn Ukraine trở thành bàn đạp để tấn công… Đó là lý do chúng tôi sát cánh cùng Nga, không chỉ vì chúng tôi là những đồng minh pháp lý", ông Lukashenko nói, đồng thời cho biết Belarus cũng có máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, phi công được đào tạo và tên lửa Iskander.
Ông Lukashenko nhấn mạnh Nga và Belarus coi vũ khí hạt nhân là một loại vũ khó răn đe. Trong đó, việc tổ chức một cuộc tập trận chung với vũ khí hạt nhân chiến thuật là sáng kiến của ông. Belarus sẽ tham gia cuộc tập trận ở giai đoạn thứ hai, trong khi kết quả của các cuộc tập trận sẽ được tổng kết sau giai đoạn thứ ba.