Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Nắng nóng dễ gây tử vong với người huyết áp cao, tránh thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều người thường nghĩ chỉ thời tiết lạnh mới nguy hiểm với người tăng huyết áp, nhưng trên thực tế trời nắng nóng mùa hè cũng rất nguy hiểm với những người bị bệnh này.

    Nhiều người thường nghĩ chỉ thời tiết lạnh mới nguy hiểm với người tăng huyết áp, nhưng trên thực tế trời nắng nóng mùa hè cũng rất nguy hiểm với những người bị bệnh này.

    Một số bệnh nhân thấy rằng huyết áp mùa hè thấp hơn vào mùa đông, họ tin rằng mùa hè là “mùa an toàn cho bệnh cao huyết áp” và do đó thường tự giảm lượng thuốc hoặc thậm chí là ngừng dùng thuốc.

    Mùa hè chắc chắn không phải là "mùa an toàn cho người bị cao huyết áp"

    Tuy nhiên, cơ chế phát sinh bệnh tăng huyết áp rất phức tạp, dù bệnh nhân thấy huyết ổn định nhưng không có nghĩa suốt 24h trong ngày luôn là như vậy, nhất là vào mùa hè. Nếu không có sự can thiệp của thuốc men thì sẽ dễ tạo ra những biến động về huyết áp và gây tổn thương chức năng tim mạch.

    Theo các chuyên gia nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng. Đây là trở ngại cho những người vốn cao huyết áp sẵn. Người bị cao huyết áp thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu. Nếu không kiểm soát tốt và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch.

    Ths. Bs. Nguyễn Trung Anh, Bệnh viện Lão khoa Quốc gia cho biết, người cao tuổi thường cơ thể lão hóa ở nhiều bộ phận, khả năng đáp ứng cũng như phản ứng lại sự thay đổi thời tiết và môi trường kém hơn người trẻ. Đó là một yếu tố quan trọng làm cho người cao tuổi dễ bị mất kiểm soát huyết áp trong khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Chúng ta cần sinh hoạt điều độ, uống đủ nước, tạo cho mình một đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái. Vì yếu tố stress tinh thần cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

    Ngoài ra, người cao tuổi thường có thói quen ra ngoài tập thể dục là tốt, nhưng vào những ngày nắng nóng, oi bức chúng ta không nên ra ngoài quá muộn hoặc trở về nhà quá muộn. Thời tiết nóng bức bên ngoài có thể làm chúng ta tăng huyết áp hơn nữa hoặc huyết áp mất kiểm soát.

    Vào ban ngày vào ban ngày khi nhiệt độ cao, sức đề kháng của mạch máu trên bề mặt cơ thể giảm và huyết áp giảm tương ứng, nhưng không có nghĩa là luôn ổn định như vậy cả ngày. Huyết áp sẽ đạt đến đỉnh trong khoảng từ 6-10 giờ sáng, lúc bắt đầu của các hoạt động hàng ngày sau khi thức dậy. Đây là lúc người bệnh còn chưa dùng thuốc và cũng là thời khắc thường xảy tình trạng nhồi máu cơ tim, đột tử do ngừng tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

    Một khi tai biến xảy ra thì tỷ lệ tử vong rất cao, những người may mắn thoát chết cũng phải chịu những di chứng nặng nề như liệt chẳng hạn.

    Người mắc bệnh cao huyết áp cần được thường xuyên theo dõi và điều trị lâu dài.

    Không phải tất cả bệnh nhân bị cao huyết áp đều có những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu... Có nhiều người chẳng bao giờ nghĩ mình mắc bệnh cho đến khi đi bệnh viện khám đo được huyết áp lên đến 160, mới biết mình bị bệnh.

    Cao huyết áp là căn bệnh đòi hỏi sự điều trị lâu dài và thường xuyên nhưng có rất nhiều bệnh nhân cứ thấy mình hết chóng mặt, đo vài lần thấy huyết áp ổn định không còn tăng nữa là bắt đầu giảm thuốc. Họ không biết rằng việc duy trì và kéo dài căn bệnh cao huyết áp sẽ gây tổn hại lớn cho mạch máu cũng như các cơ quan khác của cơ thể.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-nong-de-gay-tu-vong-voi-nguoi-huyet-ap-cao-tranh-the-nao-a231247.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan