+Aa-
    Zalo

    Nạn nhân vụ rò rỉ khí amoniac ở TP. HCM có được bồi thường?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người đứng đầu của Công ty Vĩnh Lộc phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do để xảy ra sự cố rò rỉ khí amoniac.

    Người đứng đầu của Công ty Vĩnh Lộc phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do để xảy ra sự cố rò rỉ khí amoniac.

    Như tin đã đưa, vụ rò rỉ khí amoniac xảy ra tại Trạm chiết gas amoniac thuộc Công ty TNHH Vĩnh Lộc (số 217B/7 ấp 2, xã An Phú Tây, H.Bình Chánh) vào 9h15 ngày 10/10 đã khiến 4 người nhập viện, gia súc, gia cầm của người dân chết la liệt.

    Một câu hỏi được đặt ra là nạn nhân của vụ rò rỉ khí amoniac có được bồi thường? để tìm hiểu rõ hơn những khía cạnh pháp lý xung quanh vấn đề này này, chúng tôi xin dẫn ý kiến của Chuyên Chuyên gia tư vấn luật Châu Việt Vương, Công ty luật FDVN LAW FIRM.

    Căn cứ theo điểm c, Khoản 1 Điều 68, luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định thì chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường. Nếu không đảm bảo yêu cầu này mà gây ô nhiễm môi trường thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

    Người dân đang cấp cứu cho một chú chó bị ngạt khí. (Ảnh: Thanh Niên)

    Cũng theo quy định tại Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”

    Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra theo quy định của pháp luật được chia thành hai loại: thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra (Điều 163, luật bảo vệ môi trường năm 2014).

    Theo quy định được viện dẫn nêu trên, Công ty Vĩnh Lộc nạp khí NH3 từ xe bồn sang bồn chứa của Công ty, đường ống bị bể dẫn đến xì khí độc ra ngoài đã gây ô nhiễm môi trường và gây ra thiệt hại (thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân) nên ngoài việc phải chịu trách nhiệm bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự theo quy định của luật chuyên ngành thì Công ty Vĩnh Lộc còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi.

    Việc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589), thiệt hại do sức khỏe bị xam phạm (Điều 590), thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591) và được hướng dẫn cụ thể tại Mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 164 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì nguyên tắc xử lý được xác định như sau:

    a) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;

    b) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;

    c) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

    Theo đó, người đứng đầu trực tiếp của Công ty Vĩnh Lộc phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường của tổ chức mình, phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

    Như vậy, những người bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty Vĩnh Long có quyền yêu cầu người đứng đầu trực tiếp của Công ty bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án nhân dân cấp quận, huyện để yêu cầu được bồi thường để đảm bảo quyền và lọi ích hợp pháp chính đáng của mình./.

    Chuyên gia tư vấn luật Châu Việt Vương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nan-nhan-vu-ro-ri-khi-amoniac-o-tp-hcm-co-duoc-boi-thuong-a204877.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan