+Aa-
    Zalo

    Nắm hơn 88% vốn điều lệ VEAM, Bộ Công Thương sắp được nhận gần 6.000 tỷ đồng cổ tức

    (ĐS&PL) - Bộ Công thương dự kiến sẽ nhận gần 6.000 tỷ đồng cổ tức từ VEAM trong đợt chi trả tới đây, nhờ nắm giữ 88,47% vốn tại doanh nghiệp này.

    HĐQT Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM (mã VEA) vừa thông qua nghị quyết chia cổ tức 2023 bằng tiền với tỷ lệ 50,3518%. Ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức 2023 là 20/11. Ngày dự kiến thanh toán là 20/12.

    Với hơn 1,32 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính VEAM sẽ phải chi khoảng gần 6.691 tỷ đồng để trả cho cổ đông đợt này.

    Tính đến hết quý III, Bộ Công Thương đang sở hữu gần 1,175 tỷ cổ phiếu (tương đương 88,47% vốn điều lệ của VEAM). Bộ Công Thương sẽ dự thu về hơn 5.920 tỷ đồng, theo Vietnamnet. 

    VEAM được biết đến là doanh nghiệp lớn nhất ngành ô tô Việt Nam thời điểm hiện tại.Ảnh minh họa

    VEAM được biết đến là doanh nghiệp lớn nhất ngành ô tô Việt Nam thời điểm hiện tại.Ảnh minh họa

    Lợi nhuận quý III tăng trưởng

    Về kết quả kinh doanh, trong quý III/2024, VEA ghi nhận 1.048,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. 

    Ngoài ra, công ty cũng ghi nhận khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết với 1.500 tỷ đồng, cao hơn 17% so với quý III/2023.

    Doanh thu tăng trong khi chi phí được tiết giảm giúp VEAM báo lãi sau thuế đạt 1.666 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Riêng Công ty mẹ mang về 1.652 tỷ đồng lãi sau thuế.

    Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, VEAM đạt 2.971,7 tỷ đồng doanh thu thuần và 4.924 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đồng loạt tăng trưởng 4% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, Công ty thực hiện được 90% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm sau 9 tháng.

    Tại thời điểm ngày 30/09/2024, tổng tài sản của VEAM đạt 31.743 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, chiếm 63% tổng tài sản của VEAM là tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng với 19.956 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, VEAM cũng ghi nhận 3.716,9 tỷ đồng là các khoản phải thu ngắn hạn, giảm gần 17% so với đầu năm. Hàng tồn kho tính đến cuối quý III giảm nhẹ, lùi về 1.245,8 tỷ đồng, theo báo Pháp luật Việt Nam. 

    “Gà đẻ trứng vàng”

    VEAM được biết đến là doanh nghiệp lớn nhất ngành ô tô Việt Nam thời điểm hiện tại. Dù vậy, hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và bán ô tô tải lại khá mờ nhạt, giá trị của VEAM chủ yếu nằm ở những khoản đầu tư của doanh nghiệp này tại những hãng xe tên tuổi.

    Hiện, VEAM nắm 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam. Từ đây, doanh nghiệp thu lợi từ khoản đầu tư thông qua phần lợi nhuận được chia, cộng thêm cổ tức tiền mặt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

    Được biết, VEAM luôn dốc hầu bao chi đậm cổ tức tiền mặt cho cổ đông mỗi năm. Trong 5 năm gần nhất, mức cổ tức tiền mặt của VEAM luôn duy trì từ 40-50% mỗi năm. Với triển vọng kinh doanh khả quan, Chứng khoán BSC cho rằng VEA có đủ nguồn lực để duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn trong năm 2024 - 2025.

    Trên thị trường, cổ phiếu VEA diễn biến khá tích cực với mức tăng khoảng 32% từ đầu năm đến nay. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt 60.100 tỷ đồng (~2,37 tỷ USD), Tạp chí điện tử Kinh Doanh thông tin. 

    Về cơ cấu nợ, VEAM còn 1.252,6 tỷ đồng nợ phải trả, hầu hết là nợ ngắn hạn với 1.200 tỷ đồng. Nợ của VEAM tập trung ở khoản phải trả người bán ngắn hạn 330 tỷ đồng, phải trả ngắn hạn khác 204,4 tỷ đồng, vay nợ tài chính ngắn hạn 135,2 tỷ đồng. 

    Trong quý III/2024, VEA ghi nhận 1.048,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong quý III/2024, VEA ghi nhận 1.048,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Thị trường cũng ghi nhận một số doanh nghiệp chi khá đậm để cổ tức 2023, từ 50-100%. 

    Trong đó, CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (mã PMC) là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi chia cổ tức trên 100%. 

    HĐQT Pharmedic cho biết, trên cơ sở cân đối nguồn quỹ đầu tư phát triển lũy kế đến ngày 30/6, công ty hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối với số tiền hoàn nhập gần 102 tỷ đồng, sau đó dùng nguồn hoàn nhập này chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 109%.

    Tỷ lệ cổ tức này không bao gồm 24% cổ tức năm 2024 mà ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 đã thông qua từ ngày 20/4, được chia từ nguồn lợi nhuận sau thuế của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay.

    Trong khi đó, HĐQT CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) cũng thông báo chia cổ tức khá đậm với tỷ lệ 60%. Với 24 triệu cổ phiếu lưu hành, Nam Tân Uy dự chi 144 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/11, thời gian thực hiện dự kiến vào 18/12.

    Nhiều năm qua, Nam Tân Uyên chia cổ tức cao bằng tiền với tỷ lệ từ 60-120%. Năm 2024, doanh nghiệp này dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu 60%.

    CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (mã CAP) cũng quyết định chi 90% lợi nhuận lũy kế để chia 33% cổ tức bằng tiền cho niên độ tài chính 2023-2024. 

    Doanh nghiệp chuyên kinh doanh vàng mã này nhiều năm chia cổ tức cho cổ đông khá đậm trên 50%. Tuy nhiên, trong niên độ tài chính độ 2023-2024 (từ 1/10/2023-30/9/2024) công ty lãi ròng chỉ đạt 31 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ, thấp nhất trong vòng 4 năm.

    Trên thị trường, kết phiên ngày 8/11, cổ phiếu VEA đạt 45.500 đồng/cp; cổ phiếu PMC đạt 102.200 đồng/cp; cổ phiếu NTC đạt 198.800 đồng/cp; cổ phiếu CAP đạt 45.500 đồng/cp.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nam-hon-88-von-ieu-le-veam-bo-cong-thuong-sap-uoc-nhan-gan-6-000-ty-ong-co-tuc-a480200.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan